Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học
Ngân hàng bài tập
SS

Biết $F(x)$ và $G(x)$ là hai nguyên hàm của hàm số $f(x)$ trên $\mathbb{R}$ và $\displaystyle\displaystyle\int\limits_{0}^{3}f(x)\mathrm{\,d}x=F(3)-G(0)+a$ ($a>0$). Gọi $S$ là diện tích hình phẳng giới hạn bởi các đường $y=F(x)$, $y=G(x)$, $x=0$ và $x=3$. Khi $S=15$ thì $a$ bằng

$15$
$12$
$18$
$5$
2 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Trở lại Tương tự
Thêm lời giải
2 lời giải
Huỳnh Phú Sĩ
14:08 27/04/2023

Chọn phương án D.

Vì $F(x)$ và $G(x)$ là hai nguyên hàm của hàm số $f(x)$ trên $\mathbb{R}$ nên $F(x)=G(x)+C$. Suy ra $F(0)=G(0)+C$.

Khi đó $\begin{aligned}[t]
\displaystyle\int\limits_0^3f(x)\mathrm{\,d}x&=F(3)-F(0)\\
&=F(3)-\big[G(0)+C\big]\\
&=F(3)-G(0)-C.
\end{aligned}$

Theo đề bài thì $a=-C$ hay $C=-a$.

Vậy $F(x)=G(x)-a$ hay $G(x)-F(x)=a>0$.

Từ đó suy ra $$S=\displaystyle\int\limits_0^3\big[G(x)-F(x)\big]\mathrm{\,d}x=\int\limits_0^3a\mathrm{\,d}x=3a.$$
Khi $S=15$ thì $3a=15$. Suy ra $a=5$.

Huỳnh Phú Sĩ
12:40 22/04/2023

Chọn phương án D.

Với mọi $x\in(0;3)$ ta có $$\begin{cases}
\displaystyle\int\limits_x^3f(x)\mathrm{\,d}x=F(3)-F(x)\\
\displaystyle\int\limits_0^xf(x)\mathrm{\,d}x=G(x)-G(0)
\end{cases}$$

Khi đó $\begin{aligned}[t]
\displaystyle\int\limits_{0}^{3}f(x)\mathrm{\,d}x&=\int\limits_x^3f(x)\mathrm{\,d}x+\int\limits_0^xf(x)\mathrm{\,d}x\\
&=\big[F(3)-F(x)\big]+\big[G(x)-G(0)\big]\\
&=\big[F(3)-G(0)\big]+\big[G(x)-F(x)\big].
\end{aligned}$

Theo đề bài thì $a=G(x)-F(x)>0$, $\forall x\in(a;b)$.

Khi đó $S=\displaystyle\int\limits_0^3\big[G(x)-F(x)\big]\mathrm{\,d}x=\int\limits_0^3a\mathrm{\,d}x=3a$.

Khi $S=15$ thì $3a=15$. Suy ra $a=5$.