Nếu ta không gieo trồng tri thức khi còn trẻ, nó sẽ không cho ta bóng râm khi ta về già
Ngân hàng bài tập

Toán học

    SSS

    Trong không gian $Oxyz$, xét mặt cầu $(S)$ có tâm $I(4;8;12)$ và bán kính $R$ thay đổi. Có bao nhiêu giá trị nguyên của $R$ sao cho ứng với mỗi giá trị đó, tồn tại hai tiếp tuyến của $(S)$ trong mặt phẳng $(Oyz)$ mà hai tiếp tuyến đó cùng đi qua $O$ và góc giữa chúng không nhỏ hơn $60^\circ$?

    $6$
    $2$
    $10$
    $5$
    1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
    Lời giải Tương tự
    SS

    Trong không gian $Oxyz$, cho mặt cầu $(S)\colon(x-1)^2+(y+2)^2+(z+1)^2=4$ và đường thẳng $d$ đi qua điểm $A(1;0;-2)$, nhận $\overrightarrow{u}=(1;a;1-a)$ (với $a\in\mathbb{R}$) làm vectơ chỉ phương. Biết rằng $d$ cắt $(S)$ tại hai điểm phân biệt mà các tiếp diện của $(S)$ tại hai điểm đó vuông góc với nhau. Hỏi $a^2$ thuộc khoảng nào dưới đây?

    $\left(\dfrac{1}{2};\dfrac{3}{2}\right)$
    $\left(\dfrac{3}{2};2\right)$
    $\left(7;\dfrac{15}{2}\right)$
    $\left(0;\dfrac{1}{4}\right)$
    1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
    Lời giải Tương tự
    B

    Trong không gian $Oxyz$, cho điểm $A(1;2;-1)$ và mặt phẳng $(P)\colon x+2y+z=0$. Đường thẳng đi qua $A$ và vuông góc với $(P)$ có phương trình là

    $\begin{cases}x=1+t\\ y=2-2t\\ z=-1+t\end{cases}$
    $\begin{cases}x=1+t\\ y=2+2t\\ z=1-t\end{cases}$
    $\begin{cases}x=1+t\\ y=2+2t\\ z=1+t\end{cases}$
    $\begin{cases}x=1+t\\ y=2+2t\\ z=-1+t\end{cases}$
    1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
    Lời giải Tương tự
    A

    Trong không gian $Oxyz$, cho hai điểm $A(5;2;1)$ và $B(1;0;1)$. Phương trình của mặt cầu đường kính $AB$ là

    $(x+3)^2+(y+1)^2+(z+1)^2=5$
    $(x-3)^2+(y-1)^2+(z-1)^2=20$
    $(x-3)^2+(y-1)^2+(z-1)^2=5$
    $(x+3)^2+(y+1)^2+(z+1)^2=20$
    1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
    Lời giải Tương tự
    C

    Trong không gian $Oxyz$, phương trình đường thẳng $d$ đi qua điểm $M(2;1;-1)$ và có một vectơ chỉ phương $\overrightarrow{u}=(1;-2;3)$ là

    $\dfrac{x-1}{2}=\dfrac{y+2}{1}=\dfrac{z-3}{-1}$
    $\dfrac{x-2}{1}=\dfrac{y-1}{-2}=\dfrac{z+1}{3}$
    $\dfrac{x+1}{2}=\dfrac{y-2}{1}=\dfrac{z+3}{-1}$
    $\dfrac{x+2}{1}=\dfrac{y+1}{-2}=\dfrac{z-1}{3}$
    1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
    Lời giải Tương tự
    C

    Trong không gian $Oxyz$, mặt phẳng $(Oxz)$ có phương trình là

    $x=0$
    $z=0$
    $x+y+z=0$
    $y=0$
    1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
    Lời giải Tương tự
    C

    Trong không gian $Oxyz$, cho hai vectơ $\overrightarrow{u}=(1;2;-2)$ và $\overrightarrow{v}=(2;-2;3)$. Tọa độ của vectơ $\overrightarrow{u}+\overrightarrow{v}$ là

    $(-1;4;-5)$
    $(1;-4;5)$
    $(3;0;1)$
    $(3;0;-1)$
    1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
    Lời giải Tương tự
    C

    Trong không gian $Oxyz$, cho mặt cầu $(S)$ có tâm $I(1;2;-1)$ và bán kính $R=2$. Phương trình của $(S)$ là

    $(x-1)^2+(y-2)^2+(z+1)^2=4$
    $(x-1)^2+(y-2)^2+(z+1)^2=2$
    $(x+1)^2+(y+2)^2+(z-1)^2=2$
    $(x+1)^2+(y+2)^2+(z-1)^2=4$
    1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
    Lời giải Tương tự
    SS

    Trong không gian $Oxyz$, cho hai điểm $A(1;4;3)$, $B(5;0;3)$. Một hình trụ $(T)$ nội tiếp trong mặt cầu đường kính $AB$ đồng thời nhận $AB$ làm trục của hình trụ. Gọi $M$ và $N$ lần lượt là tâm các đường tròn đáy của $(T)$ ($M$ nằm giữa $A$, $N$). Khi thiết diện qua trục của $(T)$ có diện tích lớn nhất thì mặt phẳng chứa đường tròn đáy tâm $M$ của $(T)$ có dạng $ax+by+cz+d=0$. Giá trị của $b-d$ bằng

    $2\sqrt{2}$
    $2+2\sqrt{2}$
    $-2\sqrt{2}$
    $4+\sqrt{2}$
    1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
    Lời giải Tương tự
    S

    Trong không gian $Oxyz$, cho điểm $A(1;2;-3)$, mặt phẳng $(P)\colon3x+y-z-1=0$ và mặt phẳng $(Q)\colon x+3y+z-3=0$. Gọi $(\Delta)$ là đường thẳng đi qua $A$, cắt và vuông góc với giao tuyến của $(P)$ và $(Q)$. Sin của góc tạo bởi đường thẳng $(\Delta)$ và mặt phẳng $(P)$ bằng

    $\dfrac{7\sqrt{55}}{55}$
    $\dfrac{\sqrt{55}}{55}$
    $0$
    $\dfrac{-3\sqrt{55}}{11}$
    1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
    Lời giải Tương tự
    C

    Trong không gian $Oxyz$, khoảng cách từ điểm $M(1;2;3)$ đến mặt phẳng $(P)\colon x+2y+2z-5=0$ bằng

    $\mathrm{d}\big(M,(P)\big)=2$
    $\mathrm{d}\big(M,(P)\big)=4$
    $\mathrm{d}\big(M,(P)\big)=1$
    $\mathrm{d}\big(M,(P)\big)=3$
    1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
    Lời giải Tương tự
    C

    Trong không gian $Oxyz$, cho mặt phẳng $(P)\colon2x+y-z+3=0$. Vectơ nào dưới đây là một vectơ pháp tuyến của mặt phẳng $(P)$?

    $\overrightarrow{n_1}=(2;1;-1)$
    $\overrightarrow{n_3}=(1;-1;3)$
    $\overrightarrow{n_4}=(2;-1;3)$
    $\overrightarrow{n_2}=(2;1;3)$
    1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
    Lời giải Tương tự
    B

    Trong không gian $Oxyz$, gọi $\alpha$ là góc giữa hai mặt phẳng $(P)\colon x-\sqrt{3}y+2z+1=0$ và mặt phẳng $(Oxy)$. Khẳng định nào sau đây đúng?

    $\alpha=45^{\circ}$
    $\alpha=30^{\circ}$
    $\alpha=60^{\circ}$
    $\alpha=90^{\circ}$
    1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
    Lời giải Tương tự
    B

    Trong không gian $Oxyz$, cho điểm $M(2;-1;3)$ và mặt phẳng $(P)\colon3x-2y+z+1=0$. Phương trình mặt phẳng đi qua $M$ và song song với $(P)$ là

    $3x-2y+z-11=0$
    $2x-y+3z-14=0$
    $3x-2y+z+11=0$
    $2x-y+3z+14=0$
    1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
    Lời giải Tương tự
    C

    Trong không gian $Oxyz$, cho mặt cầu $(S)\colon(x+1)^2+(y-3)^2+(z-2)^2=25$. Tâm $I$ và bán kính $R$ của mặt cầu $(S)$ là

    $I(-1;3;2),\,R=25$
    $I(1;-3;-2),\,R=5$
    $I(-1;3;2),\,R=5$
    $I(1;-3;-2),\,R=25$
    1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
    Lời giải Tương tự
    C

    Trong không gian $Oxyz$, đường thẳng $d\colon\begin{cases}x=1+2t\\ y=2-2t \\ z=-3-3t\end{cases}$ đi qua điểm nào dưới đây?

    $(1;2;3)$
    $(2;2;3)$
    $(1;2;-3)$
    $(2;-2;-3)$
    1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
    Lời giải Tương tự
    SS

    Trong không gian $Oxyz$, cho hai điểm $M(1;2;3)$, $A(2;4;4)$ và hai mặt phẳng $(P)\colon x+y-2z+1=0$, $(Q)\colon x-2y-z+4=0$. Viết phương trình đường thẳng $\Delta$ đi qua $M$, cắt $(P)$, $(Q)$ lần lượt tại $B,\,C$ sao cho tam giác $ABC$ cân tại $A$ và nhận $AM$ làm đường trung tuyến.

    $\dfrac{x-1}{-1}=\dfrac{y-2}{-1}=\dfrac{z-3}{1}$
    $\dfrac{x-1}{1}=\dfrac{y-2}{-1}=\dfrac{z-3}{1}$
    $\dfrac{x-1}{1}=\dfrac{y-2}{-1}=\dfrac{z-3}{-1}$
    $\dfrac{x-1}{2}=\dfrac{y-2}{-1}=\dfrac{z-3}{1}$
    1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
    Lời giải Tương tự
    S

    Trong không gian $Oxyz$, cho mặt phẳng $(P)\colon ax+by+cz+d=0$ (với $abc>0$) đi qua hai điểm $A(1;0;0)$, $B(0;1;0)$. Biết $\mathrm{d}\big(O,(P)\big)=\dfrac{2}{3}$ và điểm $C(-3;1;0)$. Tính $\mathrm{d}\big(C,(P)\big)$.

    $3$
    $1$
    $2$
    $0$
    1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
    Lời giải Tương tự
    S

    Trong không gian $Oxyz$, cho đường thẳng $d\colon\dfrac{x-1}{1}=\dfrac{y-1}{2}=\dfrac{z-2}{-1}$ và mặt phẳng $(P)\colon2x+y+2z-1=0$. Gọi $d'$ là hình chiếu của đường thẳng $(d)$ lên mặt phẳng $(P)$, vectơ chỉ phương của đường thẳng $d'$ là

    $\overrightarrow{u_2}=(5;-4;-3)$
    $\overrightarrow{u_1}=(5;16;-13)$
    $\overrightarrow{u_3}=(5;-16;-13)$
    $\overrightarrow{u_2}=(5;16;13)$
    1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
    Lời giải Tương tự
    S

    Trong không gian $Oxyz$, cho $M(1;2;1)$. Viết phương trình mặt phẳng $(P)$ qua $M$ cắt các trục $Ox$, $Oy$, $Oz$ lần lượt tại $A,\,B,\,C$ sao cho $\dfrac{1}{OA^2}+\dfrac{1}{OB^2}+\dfrac{1}{OC^2}$ đạt giá trị nhỏ nhất.

    $(P)\colon\dfrac{x}{1}+\dfrac{y}{2}+\dfrac{z}{1}=1$
    $(P)\colon x+y+z-4=0$
    $(P)\colon x+2y+3z-8=0$
    $(P)\colon x+2y+z-6=0$
    1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
    Lời giải Tương tự