Học từ ngày hôm qua, sống ngày hôm nay, hi vọng cho ngày mai. Điều quan trọng nhất là không ngừng đặt câu hỏi
Ngân hàng bài tập

Toán học

    A

    Cho hình lăng trụ đều $ABC.A'B'C'$ có $AB=a$, $AA'=a\sqrt{3}$. Tính góc tạo bởi đường thẳng $AC'$ và mặt phẳng $(ABC)$.

    $60^\circ$
    $45^\circ$
    $30^\circ$
    $75^\circ$
    1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
    Lời giải Tương tự
    A

    Cho hình chóp đều $S.ABCD$ có đáy bằng a và chiều cao bằng $\dfrac{\sqrt{3}a}{6}$. Góc giữa mặt phẳng $(SCD)$ và mặt phẳng đáy bằng

    $45^\circ$
    $90^\circ$
    $60^\circ$
    $30^\circ$
    1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
    Lời giải Tương tự
    S

    Cho hình hộp chữ nhật $ABCD.A'B'C'D'$ có $AB=1$, $BC=2$, $AA'=2$ (tham khảo hình bên).

    Khoảng cách giữa hai đường thẳng $AD'$ và $DC'$ bằng

    $\sqrt{2}$
    $\dfrac{\sqrt{6}}{2}$
    $\dfrac{2\sqrt{5}}{5}$
    $\dfrac{\sqrt{6}}{3}$
    2 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
    Lời giải Tương tự
    S

    Hình lăng trụ $ABC.A'B'C'$ có đáy $ABC$ là tam giác vuông tại $A$, $AB=a$, $AC=2a$. Hình chiếu vuông góc của $A'$ lên mặt phẳng $(ABC)$ là điểm $I$ thuộc cạnh $BC$. Khoảng cách từ $A$ tới mặt phẳng $(A'BC)$ bằng

    $\dfrac{2}{5}a$
    $\dfrac{\sqrt{3}}{2}a$
    $\dfrac{2a\sqrt{5}}{5}$
    $\dfrac{a\sqrt{5}}{5}$
    1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
    Lời giải Tương tự
    A

    Cho hình chóp $S.ABC$ có $SA$ vuông góc với mặt phẳng $(ABC)$, $SA=2a$, tam giác $ABC$ vuông tại $B$, $AB=a\sqrt{3}$ và $BC=a$. Góc giữa đường thẳng $SC$ và mặt phẳng $(ABC)$ bằng

    $90^{\circ}$
    $30^{\circ}$
    $45^{\circ}$
    $60^{\circ}$
    1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
    Lời giải Tương tự
    A

    Cho hình chóp $S.ABC$ có đáy $ABC$ là tam giác đều cạnh $a$, cạnh bên $SA=a$ và vuông góc với mặt đáy. Góc giữa đường thẳng $SC$ và mặt phẳng $(ABC)$ có số đo

    $45^\circ$
    $90^\circ$
    $30^\circ$
    $60^\circ$
    1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
    Lời giải Tương tự
    A

    Cho hình chóp $S.ABC$ có đáy $ABC$ là tam giác đều cạnh $a$, cạnh bên $SA=a\sqrt{3}$ và vuông góc với mặt đáy. Góc giữa đường thẳng $SB$ và mặt phẳng $(ABC)$ có số đo

    $60^\circ$
    $90^\circ$
    $30^\circ$
    $45^\circ$
    1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
    Lời giải Tương tự
    A

    Cho hình chóp $S.ABCD$ có đáy $ABCD$ là hình bình hành tâm $I$ và $SA=SC$, $SB=SD$. Đường thẳng nào sau đây vuông góc với mặt phẳng $(ABCD)$?

    $SI$
    $SA$
    $SB$
    $SC$
    1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
    Lời giải Tương tự
    B

    Cho hình chóp $S.ABC$ có $SA\perp AB$ và $SA\perp BC$. Khẳng định nào sau đây không đúng?

    $AB\perp BC$
    $SA\perp AC$
    $SA\perp(ABC)$
    $\big(SA,(ABC)\big)=90^\circ$
    1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
    Lời giải Tương tự
    B

    Cho hình chóp $S.ABC$ có cạnh bên $SA$ vuông góc với mặt đáy. Góc giữa đường thẳng $SC$ và mặt phẳng $(ABC)$ là góc

    $\widehat{SCA}$
    $\widehat{SCB}$
    $\widehat{SAC}$
    $\widehat{ASC}$
    1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
    Lời giải Tương tự
    B

    Cho hình chóp $S.ABC$ có cạnh bên $SA$ vuông góc với mặt đáy. Góc giữa đường thẳng $SB$ và mặt phẳng $(ABC)$ là góc

    $\widehat{SBA}$
    $\widehat{SBC}$
    $\widehat{SAB}$
    $\widehat{ASB}$
    1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
    Lời giải Tương tự
    C

    Cho hình lăng trụ có cạnh bên vuông góc với mặt đáy, khi đó các mặt bên của lăng trụ là hình gì?

    Hình chữ nhật
    Hình bình hành
    Hình thoi
    Hình vuông
    1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
    Lời giải Tương tự
    C

    Cho hình chóp $S.ABC$ có cạnh bên $SA$ vuông góc với mặt đáy. Hình chiếu vuông góc của $SC$ trên mặt phẳng $(ABC)$ là đường thẳng

    $AC$
    $BC$
    $AB$
    $SC$
    1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
    Lời giải Tương tự
    C

    Cho hình chóp $S.ABC$ có cạnh bên $SA$ vuông góc với mặt đáy. Hình chiếu vuông góc của $SB$ trên mặt phẳng $(ABC)$ là đường thẳng

    $AB$
    $BC$
    $SB$
    $AC$
    1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
    Lời giải Tương tự
    C

    Cho hình chóp $S.ABC$ có cạnh bên $SA$ vuông góc với mặt đáy. Góc giữa đường thẳng $SA$ và mặt phẳng $(ABC)$ có số đo là

    $90^\circ$
    $0^\circ$
    $180^\circ$
    $90$
    1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
    Lời giải Tương tự
    C

    Cho hình chóp $S.ABC$ có cạnh bên $SA$ vuông góc với mặt đáy. Khẳng định nào sau đây không đúng?

    $SB\perp BC$
    $SA\perp AB$
    $SA\perp AC$
    $SA\perp BC$
    1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
    Lời giải Tương tự
    C

    Biết rằng $b,\,c$ là hai đường thẳng cắt nhau và cùng nằm trong mặt phẳng $(\alpha)$. Nếu đường thẳng $a$ vuông góc với cả $b$ và $c$ thì

    $a\perp(\alpha)$
    $a\parallel(\alpha)$
    $a\subset(\alpha)$
    $a,\,b,\,c$ đồng quy
    1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
    Lời giải Tương tự
    C

    Biết rằng đường thẳng $a$ vuông góc với mặt phẳng $(\alpha)$ và đường thẳng $b$ nằm trên mặt phẳng $(\alpha)$. Kết luận nào sau đây là đúng?

    $a\perp b$
    $a\parallel b$
    $a,\,b$ chéo nhau
    $a,\,b$ cắt nhau
    1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
    Lời giải Tương tự
    A

    Trong không gian, cho tứ diện $ABCD$ có trọng tâm $S$. Gọi $G$ là trọng tâm tam giác $BCD$, $M$ và $N$ lần lượt là trung điểm của $AB$, $CD$. Mệnh đề nào sau đây là sai?

    $S$ là trung điểm đoạn $MN$
    $\overrightarrow{SA}+\overrightarrow{SB}+\overrightarrow{SC}+\overrightarrow{SD}=\overrightarrow{0}$
    $S$ nằm trên đoạn $AG$ sao cho $SA=3SG$
    $\overrightarrow{SA}+\overrightarrow{SB}+\overrightarrow{SC}+\overrightarrow{SD}=\overrightarrow{0}$
    1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
    Lời giải Tương tự
    C

    Trong không gian, cho tứ diện $ABCD$ có $M,\,N$ lần lượt là trung điểm của $AB,\,CD$. Chọn mệnh đề sai trong các mệnh đề sau:

    $\overrightarrow{MA}+\overrightarrow{MB}=\overrightarrow{0}$
    $\overrightarrow{NC}+\overrightarrow{NC}=\overrightarrow{0}$
    $\overrightarrow{CA}+\overrightarrow{CB}=2\overrightarrow{CM}$
    $\overrightarrow{AC}+\overrightarrow{AD}=2\overrightarrow{AM}$
    1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
    Lời giải Tương tự