Đi một ngày đàng, học một sàng khôn
Ngân hàng bài tập
S

Cho khối chóp tứ giác đều $S.ABCD$ có cạnh đáy bằng $a$. Biết diện tích tứ giác $ABCD$ bằng ba lần diện tích tam giác $SAB$. Tính thể tích khối chóp đã cho.

$\dfrac{a^3\sqrt{7}}{9}$
$\dfrac{a^3\sqrt{7}}{6}$
$\dfrac{a^3\sqrt{7}}{12}$
$\dfrac{a^3\sqrt{7}}{18}$
2 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Trở lại Tương tự
Thêm lời giải
2 lời giải
Võ Thị Yến Nhi
17:33 14/12/2022

Chọn phương án D.

Gọi $H$ là trung điểm của cạnh $AB$ và $O$ là tâm của hình vuông $ABCD$.

Vì $\triangle SAB$ cân tại $S$ nên $S_{SAB}=\dfrac{1}{2}AB\cdot SH=\dfrac{a}{2}\cdot SH$.

Theo đề bài thì $$\begin{aligned}
S_{ABCD}=3S_{SAB}&\Leftrightarrow a^2=\dfrac{3a}{2}\cdot SH\\
&\Leftrightarrow SH=\dfrac{2a}{3}.
\end{aligned}$$
Trong tam giác vuông $SOH$ ta có $$SO=\sqrt{SH^2-OH^2}=\sqrt{\dfrac{4a^2}{9}-\dfrac{a^2}{4}}=\dfrac{a\sqrt{7}}{6}.$$
Vậy $V_{S.ABCD}=\dfrac{1}{3}\cdot S_{ABCD}\cdot SO=\dfrac{1}{3}a^2\cdot\dfrac{a\sqrt{7}}{6}=\dfrac{a^3\sqrt{7}}{18}$.

Huỳnh Phú Sĩ
18:23 09/12/2022

Chọn phương án D.

Gọi $H$ là trung điểm của cạnh $AB$ và $O$ là tâm của hình vuông $ABCD$.

Vì $SAB$ và $OAB$ là các tam giác cân có chung cạnh đáy $AB$ nên $SH\perp AB$ và $OH\perp AB$.
Suy ra $\big((SAB),(OAB)\big)=(SH,OH)=\widehat{SHO}$.

Vì $SO\perp(ABCD)$ nên $\triangle OAB$ là hình chiếu của $\triangle SAB$ trên mặt phẳng $(ABCD)$. Do đó $S_{OAB}=S_{SAB}\cdot\cos\widehat{SHO}$.

Suy ra $\cos\widehat{SHO}=\dfrac{S_{OAB}}{S_{SAB}}=\dfrac{\dfrac{1}{4}S_{ABCD}}{S_{SAB}}=\dfrac{\dfrac{1}{4}\cdot3S_{SAB}}{S_{SAB}}=\dfrac{3}{4}$.


Khi đó $\tan^2\widehat{SHO}=\dfrac{1}{\cos^2\widehat{SHO}}-1=\dfrac{7}{9}$.
Suy ra $\tan\widehat{SHO}=\dfrac{\sqrt{7}}{3}$.

Trong tam giác vuông $SOH$ ta có $$\begin{aligned}
\tan\widehat{SHO}=\dfrac{SO}{OH}\Rightarrow SO&=OH\cdot\tan\widehat{SHO}\\
&=\dfrac{a}{2}\cdot\dfrac{\sqrt{7}}{3}=\dfrac{a\sqrt{7}}{6}.
\end{aligned}$$
Vậy $V_{S.ABCD}=\dfrac{1}{3}\cdot S_{ABCD}\cdot SO=\dfrac{1}{3}a^2\cdot\dfrac{a\sqrt{7}}{6}=\dfrac{a^3\sqrt{7}}{18}$.