Học hành vất vả kết quả ngọt bùi
Ngân hàng bài tập
S

Có \(6\) chiếc ghế được kê thành một hàng ngang, xếp ngẫu nhiên \(6\) học sinh, gồm \(3\) học sinh lớp A, \(2\) học sinh lớp B và \(1\) học sinh lớp C, ngồi vào hàng ghế đó, sao cho mỗi ghế có đúng \(1\) học sinh. Xác suất để học sinh lớp C chỉ ngồi cạnh học sinh lớp B bằng

\(\dfrac{1}{6}\)
\(\dfrac{3}{20}\)
\(\dfrac{2}{15}\)
\(\dfrac{1}{5}\)
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Trở lại Tương tự
Thêm lời giải
1 lời giải
Huỳnh Phú Sĩ
20:15 01/07/2020

Chọn phương án D.

Số phần tử của không gian mẫu \(n\left(\Omega\right)=6!\).

Gọi \(M\) là biến cố "học sinh lớp C chỉ ngồi cạnh học sinh lớp B".

  • Trường hợp 1. Học sinh lớp C ngồi đầu hàng:
    - Có \(2\) cách chọn vị trí cho học sinh lớp C.
    - Mỗi cách xếp học sinh lớp C có \(2\) cách chọn một học sinh lớp B ngồi cạnh và do vậy có \(4!\) cách xếp \(4\) học sinh còn lại.
    Vậy có \(4!\cdot2\cdot2\) cách xếp (1).
  • Trường hợp 2. Học sinh lớp C không ngồi đầu hàng:
    - Học sinh lớp C phải ngồi giữa \(2\) học sinh lớp B, tức là cách ngồi có dạng BCB, có \(2!\) cách xếp học sinh lớp B.
    - Xếp BCB và \(3\) học sinh lớp A có \(4!\) cách xếp.
    Vậy có \(2!4!\) cách xếp (2).

Từ (1) và (2) suy ra $$n\left(M\right)=2\cdot2\cdot4!+2\cdot4!=6\cdot4!.$$
Vậy \(P\left(M\right)=\dfrac{6\cdot4!}{6!}=\dfrac{1}{5}\).