Học từ ngày hôm qua, sống ngày hôm nay, hi vọng cho ngày mai. Điều quan trọng nhất là không ngừng đặt câu hỏi
Ngân hàng bài tập

Bài tập tương tự

S

Cho hình chóp $S.ABCD$ có đáy $ABCD$ là hình chữ nhật và $AD=a$, $AB=2a$. Biết tam giác $SAB$ là tam giác đều và mặt phẳng $(SAB)$ vuông góc với mặt phẳng $(ABCD)$. Tính khoảng cách từ điểm $A$ đến mặt phẳng $(SBD)$.

$\dfrac{a\sqrt{3}}{4}$
$\dfrac{a\sqrt{3}}{2}$
$a\sqrt{3}$
$\dfrac{a\sqrt{3}}{3}$
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
S

Cho hình chóp $S.ABCD$ có đáy $ABCD$ là hình chữ nhật và $AD=a$, $AB=2a$. Biết tam giác $SAB$ là tam giác đều và mặt phẳng $(SAB)$ vuông góc với mặt phẳng $(ABCD)$. Tính khoảng cách từ điểm $A$ đến mặt phẳng $(SBD)$.

$\dfrac{a\sqrt{3}}{4}$
$\dfrac{a\sqrt{3}}{2}$
$a\sqrt{3}$
$\dfrac{a\sqrt{3}}{3}$
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
S

Cho hình chóp $S.ABC$ có đáy $ABC$ là tam giác vuông tại $A$, $\widehat{ABC}=30^\circ$. Tam giác $SBC$ là tam giác đều cạnh $a$ và nằm trong mặt phẳng vuông góc với đáy. Thể tích khối chóp $S.ABC$ là

$\dfrac{3a^3}{16}$
$\dfrac{a^3}{16}$
$\dfrac{a^3\sqrt{3}}{16}$
$\dfrac{3\sqrt{3}a^3}{16}$
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
A

Cho hình chóp $S.ABC$ có đáy $ABC$ là tam giác đều cạnh $a$, tam giác $SAB$ đều và nằm trong mặt phẳng vuông góc với đáy. Tính thể tích khối chóp $S.ABC$.

$\dfrac{a^3\sqrt{3}}{18}$
$\dfrac{a^3\sqrt{3}}{12}$
$\dfrac{a^3}{8}$
$\dfrac{a^3}{6}$
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
S

Cho hình chóp $S.ABC$ có đáy $ABC$ là tam giác vuông tại $A$ và có $AB=a$, $BC=a\sqrt{3}$. Mặt bên $(SAB)$ là tam giác đều và nằm trong mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng $(ABC)$. Tính theo $a$ thể tích $V$ của khối chóp $S.ABC$.

$V=\dfrac{a^3\sqrt{6}}{12}$
$V=\dfrac{a^3\sqrt{6}}{4}$
$V=\dfrac{a^3\sqrt{6}}{6}$
$V=\dfrac{a^3\sqrt{6}}{3}$
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
A

Cho hình chóp $S.ABC$ có đáy $ABC$ là tam giác đều cạnh $a$. Mặt bên $(SAB)$ là tam giác đều và nằm trong mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng $(ABC)$. Tính theo $a$ thể tích $V$ của khối chóp $S.ABC$.

$V=\dfrac{a^3}{24}$
$V=\dfrac{a^3}{4}$
$V=\dfrac{3a^3}{8}$
$V=\dfrac{a^3}{8}$
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự

Cho hình chóp \(S.ABC\) có đáy \(ABC\) là tam giác đều, cạnh \(a\). Cạnh bên \(SA=a\sqrt{3}\) và vuông góc với mặt đáy. Tính:

  1. Thể tích của khối chóp
  2. Khoảng cách từ điểm \(A\) đến mặt phẳng \((SBC)\).
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
A

Cho hình chóp $S.ABC$ có đáy $ABC$ là tam giác đều cạnh $a$, cạnh bên $SA=a$ và vuông góc với mặt đáy. Góc giữa đường thẳng $SC$ và mặt phẳng $(ABC)$ có số đo

$45^\circ$
$90^\circ$
$30^\circ$
$60^\circ$
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
A

Cho hình chóp $S.ABC$ có đáy $ABC$ là tam giác đều cạnh $a$, cạnh bên $SA=a\sqrt{3}$ và vuông góc với mặt đáy. Góc giữa đường thẳng $SB$ và mặt phẳng $(ABC)$ có số đo

$60^\circ$
$90^\circ$
$30^\circ$
$45^\circ$
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
A

Cho hình chóp $S.ABC$ có đáy là tam giác vuông cân tại $B$, $AB=2a$ và $SA$ vuông góc với mặt phẳng đáy. Khoảng cách từ $C$ đến mặt phẳng $(SAB)$ bằng

$\sqrt2a$
$2a$
$a$
$2\sqrt2a$
1 lời giải Sàng Khôn
Lời giải Tương tự
S

Cho tứ diện $OABC$ có $OA,\,OB,\,OC$ đôi một vuông góc với nhau và $OA=OB=OC=a$. Gọi $D$ là trung điểm của đoạn $BC$. Khoảng cách giữa hai đường thẳng $OD$ và $AB$ bằng

$\dfrac{a\sqrt{3}}{3}$
$\dfrac{a\sqrt{6}}{2}$
$\dfrac{a\sqrt{6}}{3}$
$\dfrac{a\sqrt{3}}{2}$
2 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự

Cho hình chóp \(S.ABC\) có ba cạnh \(AS,\,AB,\,AC\) đôi một vuông góc và có độ dài bằng \(a\sqrt{2}\).

  1. Tính thể tích khối chóp
  2. Tính khoảng cách từ điểm \(A\) đến mặt phẳng \((SBC)\).
3 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
A

Cho hình chóp $S.ABC$ có cạnh bên $SA=a\sqrt{3}$ và hợp với đáy một góc $60^\circ$. Tính khoảng cách từ điểm $S$ đến mặt đáy.

$a\sqrt{3}$
$\dfrac{3a}{2}$
$\dfrac{a\sqrt{3}}{2}$
$2a$
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
S

Cho hình chóp \(S.ABC\) có đáy là tam giác vuông tại \(A\), \(AB=2a\), \(AC=4a\), \(SA\) vuông góc với mặt phẳng đáy và \(SA=a\) (minh họa như hình vẽ). Gọi \(M\) là trung điểm của \(AB\). Khoảng cách giữa hai đường thẳng \(SM\) và \(BC\) bằng

\(\dfrac{2a}{3}\)
\(\dfrac{a\sqrt{6}}{3}\)
\(\dfrac{a\sqrt{3}}{3}\)
\(\dfrac{a}{2}\)
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
S

Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy là hình thang, \(AB=2a\), \(AD=DC=CB=a\), \(SA\) vuông góc với mặt phẳng đáy và \(SA=3a\) (như hình minh họa trên). Gọi \(M\) là trung điểm của \(AB\). Khoảng cách giữa hai đường thẳng \(SB\) và \(DM\) bằng

\(\dfrac{3a}{4}\)
\(\dfrac{3a}{2}\)
\(\dfrac{3\sqrt{13}a}{13}\)
\(\dfrac{6\sqrt{13}a}{13}\)
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
S

Trong không gian \(Oxyz\), cho tứ diện \(ABCD\) với \(A(1;2;1)\), \(B(2;1;3)\), \(C(3;2;2)\), \(D(1;1;1)\). Độ dài chiều cao \(DH\) của tứ diện bằng

\(\dfrac{\sqrt{14}}{14}\)
\(\dfrac{3\sqrt{14}}{14}\)
\(\dfrac{3\sqrt{14}}{7}\)
\(\dfrac{4\sqrt{14}}{7}\)
2 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
S

Cho hình chóp $S.ABCD$ có đáy $ABCD$ là hình bình hành và có thể tích bằng $1$. Trên cạnh $SC$ lấy điểm $E$ sao cho $SE=2EC$. Tính thể tích $V$ của khối tứ diện $SEBD$.

$V=\dfrac{1}{12}$
$V=\dfrac{1}{3}$
$V=\dfrac{1}{6}$
$V=\dfrac{2}{3}$
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
S

Cho hình chóp $S.ABC$ có đáy $ABC$ là tam giác vuông tại $A$, $AB=a$, $AC=2a$, $SA$ vuông góc với mặt phẳng đáy và $SB$ tạo với mặt đáy một góc $60^\circ$. Gọi $M,\,N$ lần lượt là trung điểm của $SB$ và $BC$. Thể tích khối chóp $A.SCNM$ bằng

$\dfrac{\sqrt{3}}{4}a^3$
$\dfrac{\sqrt{3}}{2}a^3$
$\dfrac{3\sqrt{3}}{4}a^3$
$\dfrac{3\sqrt{3}}{2}a^3$
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
SS

Cho hình chóp $S.ABC$ có đáy $ABC$ là tam giác đều cạnh $a$. Hình chiếu vuông góc của $S$ trên đáy là điểm $H$ trên cạnh $AC$ sao cho $AH=\dfrac{2}{3}AC$; mặt phẳng $(SBC)$ tạo với đáy một góc $60^{\circ}$. Thể tích khối chóp $S.ABC$ là

$\dfrac{a^3\sqrt{3}}{12}$
$\dfrac{a^3\sqrt{3}}{48}$
$\dfrac{a^3\sqrt{3}}{36}$
$\dfrac{a^3\sqrt{3}}{24}$
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
B

Cho hình chóp $S.ABC$ có $SA\perp AB$ và $SA\perp BC$. Khẳng định nào sau đây không đúng?

$AB\perp BC$
$SA\perp AC$
$SA\perp(ABC)$
$\big(SA,(ABC)\big)=90^\circ$
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự