Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học
Ngân hàng bài tập

Toán học

S

Trong không gian \(Oxyz\), cho điểm \(G(1;2;3)\). Gọi \((P)\colon px+qy+rz+1=0\) (\(p,\,q,\,r\in\Bbb{R}\)) là mặt phẳng qua \(G\) và cắt các trục \(Ox,\,Oy,\,Oz\) tại \(A,\,B,\,C\) sao cho \(G\) là trọng tâm của tam giác \(ABC\). Tính \(T=p+q+r\).

\(T=-\dfrac{11}{18}\)
\(T=\dfrac{11}{18}\)
\(T=18\)
\(T=-18\)
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
C

Trong không gian \(Oxyz\), mặt phẳng \((Oyz)\) có phương trình

\(x=0\)
\(z=0\)
\(x+y+z=0\)
\(y=0\)
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
C

Trong không gian \(Oxyz\), cho ba điểm \(A(-2;0;0)\), \(B(0;0;7)\), \(C(0;3;0)\). Phương trình mặt phẳng \((ABC)\) là

\(\dfrac{x}{-2}+\dfrac{y}{7}+\dfrac{z}{3}=1\)
\(\dfrac{x}{-2}+\dfrac{y}{3}+\dfrac{z}{7}=0\)
\(\dfrac{x}{-2}+\dfrac{y}{3}+\dfrac{z}{7}=1\)
\(\dfrac{x}{-2}+\dfrac{y}{3}+\dfrac{z}{7}+1=0\)
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
S

Trong không gian \(Oxyz\), cho mặt phẳng \((P)\) chứa điểm \(H(1;2;2)\) và cắt các trục \(Ox\), \(Oy\), \(Oz\) lần lượt tại \(A,\,B,\,C\) sao cho \(H\) là trực tâm của tam giác \(ABC\). Phương trình mặt phẳng \((P)\) là

\(x+2y-2z-9=0\)
\(2x+y+z-6=0\)
\(2x+y+z-2=0\)
\(x+2y+2z-9=0\)
2 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
A

Trong không gian \(Oxyz\), cho hai điểm \(A(1;2;-1)\), \(B(2;1;0)\) và mặt phẳng \((P)\colon2x+y-3z+1=0\). Gọi \((Q)\) là mặt phẳng chứa \(A,\,B\) và vuông góc với \((P)\). Phương trình mặt phẳng \((Q)\) là

\(2x+5y+3z-9=0\)
\(2x+y-3z-7=0\)
\(2x+y-z-5=0\)
\(x-2y-z-6=0\)
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
B

Trong không gian \(Oxyz\), cho điểm \(A(1;-1;2)\) và mặt phẳng \((P)\colon2x-y+z+1=0\). Mặt phẳng \((Q)\) đi qua \(A\) và song song với \((P)\). Phương trình mặt phẳng \((Q)\) là

\((Q)\colon2x-y+z-5=0\)
\((Q)\colon2x-y+z=0\)
\((Q)\colon x+y+z-2=0\)
\((Q)\colon2x-y+z+1=0\)
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
C

Trong không gian \(Oxyz\), cho mặt phẳng \((P)\) có phương trình \(2x+3y-4z+7=0\). Tìm tọa độ vectơ pháp tuyến của \((P)\).

\(\overrightarrow{n}=(-2;3;-4)\)
\(\overrightarrow{n}=(-2;-3;-4)\)
\(\overrightarrow{n}=(2;3;-4)\)
\(\overrightarrow{n}=(2;-3;-4)\)
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
C

Trong không gian \(Oxyz\) cho mặt phẳng \((P)\colon2x-4y+6z-1=0\). Mặt phẳng \((P)\) có một vectơ pháp tuyến là

\(\overrightarrow{n}=(1;-2;3)\)
\(\overrightarrow{n}=(2;4;6)\)
\(\overrightarrow{n}=(1;2;3)\)
\(\overrightarrow{n}=(-1;2;3)\)
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
A

Trong không gian \(Oxyz\) cho ba điểm \(A(1;0;0)\), \(B(0;0;1)\), \(C(2;1;1)\). Diện tích của tam giác \(ABC\) bằng

\(\dfrac{\sqrt{6}}{2}\)
\(\dfrac{\sqrt{5}}{2}\)
\(\dfrac{\sqrt{10}}{2}\)
\(\dfrac{\sqrt{15}}{2}\)
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
S

Trong không gian \(Oxyz\), cho tứ diện \(ABCD\) với \(A(1;2;1)\), \(B(2;1;3)\), \(C(3;2;2)\), \(D(1;1;1)\). Độ dài chiều cao \(DH\) của tứ diện bằng

\(\dfrac{\sqrt{14}}{14}\)
\(\dfrac{3\sqrt{14}}{14}\)
\(\dfrac{3\sqrt{14}}{7}\)
\(\dfrac{4\sqrt{14}}{7}\)
2 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
A

Trong không gian \(Oxyz\), cho các vectơ \(\vec{a}=(m;1;0)\), \(\vec{b}=(2;m-1;1)\), \(\vec{c}=(1;m+1;1)\). Tìm \(m\) để ba vectơ \(\vec{a}\), \(\vec{b}\), \(\vec{c}\) đồng phẳng.

\(m=\dfrac{3}{2}\)
\(m=-2\)
\(m=-\dfrac{1}{2}\)
\(m=-1\)
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
C

Cho dãy số \(\left(u_n\right)\), biết \(1\leq u_n\leq2023\), \(\forall n\in\Bbb{N}^*\). Khẳng định nào sau đây là đúng?

Giá trị lớn nhất của \(\left(u_n\right)\) là \(1\)
Giá trị nhỏ nhất của \(\left(u_n\right)\) là \(2023\)
Giá trị lớn nhất của \(\left(u_n\right)\) là \(2023\)
\(\left(u_n\right)\) không bị chặn
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
C

Cho dãy số \(\left(u_n\right)\), biết \(u_n\geq2023\), \(\forall n\in\Bbb{N}^*\). Khẳng định nào sau đây là đúng?

\(\left(u_n\right)\) bị chặn trên
\(\left(u_n\right)\) bị chặn dưới
\(\left(u_n\right)\) bị chặn
\(\left(u_n\right)\) không bị chặn
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
C

Cho dãy số \(\left(u_n\right)\), biết \(u_n\leq1\), \(\forall n\in\Bbb{N}^*\). Khẳng định nào sau đây là đúng?

\(\left(u_n\right)\) bị chặn trên
\(\left(u_n\right)\) bị chặn dưới
\(\left(u_n\right)\) bị chặn
\(\left(u_n\right)\) không bị chặn
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
B

Cho dãy số \(\left(u_n\right)\) với \(u_n=2n-1\). Dãy số \(\left(u_n\right)\) là dãy số

Bị chặn trên bởi \(1\)
Bị chặn dưới bởi \(2\)
Giảm
Tăng
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
A

Trong các dãy số có số hạng tổng quát dưới đây, dãy số nào là dãy giảm?

\(u_n=n^2\)
\(u_n=2n\)
\(u_n=n^3-1\)
\(u_n=\dfrac{2n+1}{n-1}\)
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
B

Cho dãy số \(\left(u_n\right)\) với \(u_n=\dfrac{1}{n+1}\). Khẳng định nào sau đây đúng?

\(\left(u_n\right)\) là dãy số giảm
\(\left(u_n\right)\) là dãy số tăng
\(\left(u_n\right)\) không tăng không giảm
\(\left(u_n\right)\) là dãy số không đổi
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
B

Cho dãy số \(\left(u_n\right)\) với \(u_n=n^2+n+1\). Khẳng định nào sau đây đúng?

\(\left(u_n\right)\) là dãy số giảm
\(\left(u_n\right)\) là dãy số tăng
\(\left(u_n\right)\) không tăng không giảm
\(\left(u_n\right)\) là dãy số không đổi
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
B

Cho dãy số \(\left(u_n\right)\) với \(u_n=n^2+1\). Dãy số \(\left(u_n\right)\) là dãy số

giảm
tăng
không tăng không giảm
không đổi
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
B

Cho dãy số \(\left(u_n\right)\) với \(u_n=n+1\). Dãy số \(\left(u_n\right)\) là dãy số

giảm
tăng
không tăng không giảm
không đổi
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự