Học từ ngày hôm qua, sống ngày hôm nay, hi vọng cho ngày mai. Điều quan trọng nhất là không ngừng đặt câu hỏi
Ngân hàng bài tập

Bài tập tương tự

S

Biết đồ thị của hàm số $f(x)=ax^3+bx^2+cx+d$ có hai điểm cực trị là $A(1;1)$ và $B\left(2;\dfrac{4}{3}\right)$. Tính $f(-1)$.

$12$
$7$
$\dfrac{31}{3}$
$\dfrac{16}{3}$
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
B

Hàm số $y=\dfrac{1}{3}x^3-mx^2+\big(m^2-m-1\big)x+m^3$ đạt cực đại tại điểm $x=1$ thì giá trị của tham số $m$ bằng

$\left[\begin{array}{l}m=0\\ m=3\end{array}\right.$
$m=0$
$m=-3$
$m=3$
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
B

Gọi $x_1,\,x_2$ là các điểm cực trị của hàm số $y=x^3-2x^2-7x+1$. Tính $x_1^2+x_2^2$.

$\dfrac{44}{9}$
$\dfrac{16}{3}$
$\dfrac{28}{3}$
$\dfrac{58}{9}$
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
B

Đồ thị của hàm số nào dưới đây có đúng một điểm cực trị?

$y=x^3-2x^2-1$
$y=-x^4+2x^2-1$
$y=x^4-2x^2-1$
$y=x^4+2x^2+1$
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
SS

Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số $m$ sao cho ứng với mỗi $m$, hàm số $y=-x^3+3x^2-3mx+\dfrac{5}{3}$ có đúng một cực trị thuộc khoảng $(-2;5)$?

$16$
$6$
$17$
$7$
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
C

Cho hàm số bậc ba $y=f(x)$ có đồ thị là đường cong trong hình bên.

Giá trị cực đại của hàm số đã cho là

$-1$
$3$
$2$
$0$
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
C

Trong các hàm số sau, hàm số nào không có cực trị?

$y=x^2$
$y=\dfrac{x+2}{2x-1}$
$y=x^4+2x^2+2$
$y=-x^3-x^2$
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
A

Gọi $x_1,\,x_2$ là các điểm cực trị của hàm số $y=x^3-2x^2-7x+1$. Tính $x_1^2+x_2^2$.

$\dfrac{44}{9}$
$\dfrac{16}{3}$
$\dfrac{28}{3}$
$\dfrac{58}{9}$
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
B

Tìm các điểm cực trị hàm số $f(x)=x^3-3x+1$.

2 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
C

Cho hàm số $f(x)=x^3+ax^2+bx+c$ có đồ thị $\left(\mathscr{C}\right)$. Mệnh đề nào sau đây sai?

Đồ thị $\left(\mathscr{C}\right)$ luôn có tâm đối xứng
Hàm số $f(x)$ luôn có cực trị
Đồ thị $\left(\mathscr{C}\right)$ luôn cắt trục hoành
$\lim\limits_{x\to+\infty}f(x)=+\infty$
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
C

Số điểm cực trị của hàm số $y=\dfrac{1}{3}x^3-2x^2+4$ là

$0$
$1$
$2$
$3$
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
C

Giá trị cực tiểu $y_{CT}$ của hàm số $y=x^3-3x^2+2$ là

$y_{CT}=0$
$y_{CT}=-2$
$y_{CT}=1$
$y_{CT}=4$
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
S

Gọi $x_1,\,x_2$ là hai điểm cực trị của hàm số $y=4x^3+mx^2-3x$. Tìm các giá trị của tham số $m$ sao cho $x_1+4x_2=0$.

$m=0$
$m=\pm\dfrac{9}{2}$
$m=\pm\dfrac{3}{2}$
$m=\pm\dfrac{1}{2}$
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
S

Gọi $x_1,\,x_2$ là hai điểm cực trị của hàm số $y=x^3-3mx^2+3\big(m^2-1\big)x-m^3+m$. Tìm các giá trị của tham số $m$ sao cho $x_1^2+x_2^2-x_1x_2=7$.

$m=0$
$m=\pm\dfrac{9}{2}$
$m=\pm\dfrac{1}{2}$
$m=\pm2$
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
S

Gọi $S$ là tập hợp các giá trị nguyên để hàm số $y=\dfrac{x^3}{3}-(m+1)x^2+(m-2)x+2m-3$ đạt cực trị tại hai điểm $x_1,\,x_2$ thỏa mãn $x_1^2+x_2^2=18$. Tính tổng $P$ của tất cả các giá trị $m$ trong $S$.

$P=-4$
$P=1$
$P=-\dfrac{3}{2}$
$P=-5$
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
S

Đồ thị hàm số $y=x^3-3x^2-9x+1$ có hai điểm cực trị là $A$ và $B$. Điểm nào sau đây thuộc đường thẳng $AB$?

$M(0;-1)$
$Q(-1;10)$
$P(1;0)$
$N(1;-10)$
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
A

Viết phương trình đường thẳng đi qua hai điểm cực trị của đồ thị hàm số $y=-2x^3+3x^2+1$.

$y=x+1$
$y=-x+1$
$y=x-1$
$y=-x-1$
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
A

Biết đồ thị hàm số $y=x^3-3x+1$ có hai điểm cực trị $A,\,B$. Khi đó đường thẳng $AB$ có phương trình

$y=2x-1$
$y=x-2$
$y=-x+2$
$y=-2x+1$
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
SS

Cho hàm số $f(x)=x^3+ax^2+bx+c$ với $a,\,b,\,c$ là các số thực. Biết hàm số $g(x)=f(x)+f'(x)+f''(x)$ có hai giá trị cực trị là $-3$ và $6$. Diện tích hình phẳng giới hạn bởi các đường $y=\dfrac{f(x)}{g(x)+6}$ và $y=1$ bằng

$2\ln3$
$\ln3$
$\ln18$
$2\ln2$
1 lời giải Sàng Khôn
Lời giải Tương tự
SS

Cho hàm số $f(x)=ax^3+bx^2-36x+c$ ($a\neq0$, $a,\,b,\,c\in\mathbb{R}$), có hai điểm cực trị là $-6$ và $2$. Gọi $y=g(x)$ là đường thẳng đi qua hai điểm cực trị của đồ thị hàm số $y=f(x)$. Diện tích hình phẳng giới hạn bởi hai đường $y=f(x)$ và $y=g(x)$ bằng

$160$
$672$
$128$
$64$
2 lời giải Sàng Khôn
Lời giải Tương tự