Mục tiêu của giáo dục không phải là dạy cách kiếm sống hay cung cấp công cụ để đạt được sự giàu có, mà đó phải là con đường dẫn lối tâm hồn con người vươn đến cái chân và thực hành cái thiện
Ngân hàng bài tập

Bài tập tương tự

SS

Cho hàm số bậc hai $y=f(x)$ có đồ thị $(P)$ và đường thẳng $d$ cắt $(P)$ tại hai điểm như trong hình vẽ bên.

Biết rằng hình phẳng giới hạn bởi $(P)$ và $d$ có diện tích $S=\dfrac{125}{9}$. Tích phân $\displaystyle\displaystyle\int\limits_1^6(2x-5)f'(x)\mathrm{~d}x$ bằng

$\dfrac{830}{9}$
$\dfrac{178}{9}$
$\dfrac{340}{9}$
$\dfrac{925}{18}$
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
S

Đường gấp khúc $ABC$ trong hình vẽ bên là đồ thị của hàm số $y=f(x)$ trên đoạn $[-2;3]$.

Tích phân $\displaystyle\displaystyle\int\limits_{-2}^3f(x)\mathrm{~d}x$ bằng

$4$
$\dfrac{9}{2}$
$\dfrac{7}{2}$
$3$
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
C

Nếu $\displaystyle\displaystyle\int\limits_0^1f(x)\mathrm{~d}x=2$ và $\displaystyle\displaystyle\int\limits_1^3f(x)\mathrm{~d}x=5$ thì $\displaystyle\displaystyle\int\limits_0^3f(x)\mathrm{~d}x$ bằng

$10$
$3$
$7$
$-3$
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
SS

Cho hàm số $y=f(x)$ có đạo hàm liên tục trên $\mathbb{R}$ và thỏa mãn $f(x)+x f'(x)=4x^3-6x^2$, $\forall x\in\mathbb{R}$. Diện tích hình phẳng giới hạn bởi các đường $y=f(x)$ và $y=f'(x)$ bằng

$\dfrac{7}{12}$
$\dfrac{45}{4}$
$\dfrac{1}{2}$
$\dfrac{71}{6}$
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
SS

Cho hàm số $f(x)$ liên tục trên $\mathbb{R}$. Gọi $F(x)$ và $G(x)$ là hai nguyên hàm của $f(x)$ thỏa mãn $2F(3)+G(3)=9+2F(-1)+G(-1)$. Khi đó $\displaystyle\displaystyle\int\limits_0^2\big(x^2+f(3-2x)\big)\mathrm{\,d}x$ bằng

$\dfrac{25}{6}$
$\dfrac{7}{6}$
$\dfrac{43}{6}$
$3$
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
C

Nếu $\displaystyle\displaystyle\int\limits_{0}^{1}f(x)\mathrm{\,d}x=5$ và $\displaystyle\displaystyle\int\limits_{0}^{1}g(x)\mathrm{\,d}x=4$ thì $\displaystyle\displaystyle\int\limits_{0}^{1}\big[f(x)-g(x)\big]\mathrm{\,d}x$ bằng

$54$
$20$
$9$
$1$
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
C

Diện tích hình phẳng giới hạn bởi đồ thị của hàm số $y=x^5$, trục hoành và hai đường thẳng $x=-1$, $x=1$ bằng

$\dfrac{3}{2}$
$\dfrac{1}{3}$
$7$
$5$
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
B

Nếu $\displaystyle\displaystyle\int\limits_0^3f(x)\mathrm{\,d}x=5$ và $\displaystyle\displaystyle\int\limits_0^1f(x)\mathrm{\,d}x=2$ thì $\displaystyle\displaystyle\int\limits_1^3f(x)\mathrm{\,d}x$ bằng

$-3$
$3$
$10$
$7$
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
B

Nếu $\displaystyle\displaystyle\int\limits_1^3f(x)\mathrm{\,d}x=2$ thì $\displaystyle\displaystyle\int\limits_1^3\big[f(x)+4\big]\mathrm{\,d}x$ bằng

$8$
$10$
$24$
$-2$
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
SS

Cho hai hàm số $f(x)=mx^3+nx^2+px-\dfrac{5}{2}$ $(m,\,n,\,p\in\mathbb{R})$ và $g(x)=x^2+2x-1$ có đồ thị cắt nhau tại ba điểm có hoành độ lần lượt là $-3$, $-1$, $1$ (tham khảo hình vẽ).

Diện tích hình phẳng giới hạn bởi hai đồ thị hàm số $f(x)$ và $g(x)$ bằng

$\dfrac{9}{2}$
$\dfrac{18}{5}$
$4$
$5$
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
SS

Cho hàm số $y=f(x)$ có đạo hàm liên tục trên $\mathbb{R}$ và thỏa mãn $2f(x)+f'(x)=2x+1$, $\forall x\in\mathbb{R}$ và $f(0)=1$. Giá trị của $\displaystyle\int\limits_{0}^{1}f(x)\mathrm{\,d}x$ bằng

$1-\dfrac{1}{2\mathrm{e}^2}$
$1+\dfrac{1}{2\mathrm{e}^2}$
$\dfrac{1}{2\mathrm{e}^2}$
$-\dfrac{1}{2\mathrm{e}^2}$
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
SS

Biết $F(x)$ và $G(x)$ là hai nguyên hàm của hàm số $f(x)$ trên $\mathbb{R}$ và $\displaystyle\displaystyle\int\limits_{0}^{3}f(x)\mathrm{\,d}x=F(3)-G(0)+a$ ($a>0$). Gọi $S$ là diện tích hình phẳng giới hạn bởi các đường $y=F(x)$, $y=G(x)$, $x=0$ và $x=3$. Khi $S=15$ thì $a$ bằng

$15$
$12$
$18$
$5$
2 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
SS

Cho hàm số $f(x)=\begin{cases} x^2+3 &\text{với }x\geq1\\ 5-x &\text{với }x< 1 \end{cases}$. Tính $$I=2\displaystyle\displaystyle\int\limits_{0}^{\tfrac{\pi}{2}}f(\sin x)\cos x\mathrm{\,d}x+3\displaystyle\int\limits_{0}^{1}f(3-2x)\mathrm{\,d}x.$$

$I=\dfrac{32}{3}$
$I=32$
$I=\dfrac{71}{6}$
$I=31$
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
SS

Cho hàm số $f(x)$ có đạo hàm $f'(x)$ liên tục trên $\mathbb{R}$ và thỏa mãn $\displaystyle\displaystyle\int\limits_{0}^{1}(3x+1)f'(x)\mathrm{\,d}x=2022$ và $4f(1)-f(0)=2028$. Giá trị của $I=\displaystyle\displaystyle\int\limits_{0}^{\tfrac{1}{4}}f(4x)\mathrm{\,d}x$ là

$2$
$\dfrac{2022}{3}$
$\dfrac{1}{2}$
$\dfrac{1}{4}$
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
SS

Gọi $V$ là thể tích khối tròn xoay tạo thành khi quay hình phẳng giới hạn bởi các đường $y=\sqrt{x}$, $y=0$ và $x=4$ quanh trục $Ox$. Đường thẳng $x=a$ ($0< a< 4$) cắt đồ thị hàm số $y=\sqrt{x}$ tại $M$ (tham khảo hình vẽ).

Gọi $V_1$ là thể tích khối tròn xoay tạo thành khi quay tam giác $OMH$ quanh trục $Ox$. Biết rằng $V=2V_1$. Khi đó

$a=3$
$a=2\sqrt{2}$
$a=\dfrac{5}{2}$
$a=2$
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
SS

Cho hàm số $f(x)$ liên tục trên $(0;+\infty)$. Biết $\dfrac{1}{x^2}$ là một nguyên hàm của hàm số $y=f'(x)\ln x$ và $f(2)=\dfrac{1}{\ln2}$. Khi đó $\displaystyle\displaystyle\int\limits_{1}^{2}\dfrac{f(x)}{x}\mathrm{\,d}x$ bằng

$-\dfrac{7}{4}$
$\dfrac{1}{2}$
$-\dfrac{1}{2}$
$\dfrac{7}{4}$
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
S

Biết $I=\displaystyle\displaystyle\int\limits_{1}^{2}\dfrac{\mathrm{d}x}{(x+1)\sqrt{x}+x\sqrt{x+1}}=\sqrt{a}-\sqrt{b}-c$ với $a,\,b,\,c$ là các số nguyên dương. Tính $P=a+b+c$.

$P=18$
$P=12$
$P=24$
$P=46$
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
S

Gọi $(H)$ là hình phẳng giới hạn bởi parabol $(P)\colon y=2x-x^2$ và trục hoành. Đường thẳng $y=mx$ chia hình $(H)$ thành hai phần có diện tích bằng nhau. Tính giá trị $m$.

$2-\sqrt[3]{4}$
$2-\sqrt{3}$
$2-\sqrt{4}$
$2-\sqrt[3]{5}$
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
B

Diện tích hình phẳng giới hạn bởi đồ thị hàm số $y=x^2$ và đường thẳng $y=2x$ là

$\dfrac{4}{3}$
$\dfrac{5}{3}$
$\dfrac{3}{2}$
$\dfrac{23}{15}$
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
B

Tính thể tích của vật thể tròn xoay được sinh ra khi hình $(H)$ quay quanh trục $Ox$ với $(H)$ được giới hạn bởi đồ thị hàm số $y=\sqrt{4x-x^2}$ và trục hoành.

$\dfrac{34\pi}{3}$
$\dfrac{35\pi}{3}$
$\dfrac{32\pi}{3}$
$\dfrac{31\pi}{3}$
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự