Học hành vất vả kết quả ngọt bùi
Ngân hàng bài tập

Toán học

C

Họ nguyên hàm của hàm số $f\left(x\right)=2x^3-9$ là

$\dfrac{1}{2}x^4-9x+C$
$4x^4-9x+C$
$\dfrac{1}{4}x^4+C$
$4x^3-9x+C$
1 lời giải Sàng Khôn
Lời giải Tương tự
C

Họ nguyên hàm của hàm số $f\left(x\right)=3x^2+\cos x$ là

$x^3+\cos x+C$
$x^3+\sin x+C$
$x^3-\cos x+C$
$3x^3-\sin x+C$
1 lời giải Sàng Khôn
Lời giải Tương tự
C

Nguyên hàm $\displaystyle\displaystyle\int\sin x\mathrm{d}x$ là

$-\cos x+C$
$\cos x+C$
$\dfrac{1}{2}\cos2x+C$
$-\cos2x+C$
1 lời giải Sàng Khôn
Lời giải Tương tự
B

Tất cả nguyên hàm của hàm số $f\left(x\right)=\dfrac{1}{2x+3}$ là

$\dfrac{1}{2}\ln\left(2x+3\right)+C$
$\dfrac{1}{2}\ln\left|2x+3\right|+C$
$\ln \left|2x+3\right|+C$
$\dfrac{1}{\ln2}\ln\left|2x+3\right|+C$
1 lời giải Sàng Khôn
Lời giải Tương tự
B

Họ nguyên hàm của hàm số $f\left(x\right)=\mathrm{e}^{3x}$ là

$3\mathrm{e}^{x}+C$
$\dfrac{1}{3}\mathrm{e}^{x}+C$
$\dfrac{1}{3}\mathrm{e}^{3x}+C$
$3\mathrm{e}^{3x}+C$
1 lời giải Sàng Khôn
Lời giải Tương tự
C

Hàm số $F\left(x\right)=4x+\dfrac{1}{x}$ là một nguyên hàm của hàm số nào sau đây?

$f\left(x\right)=4-\dfrac{1}{x^2}+C$
$f\left(x\right)=4-\dfrac{1}{x^2}$
$f\left(x\right)=4+\dfrac{1}{x^2}$
$f\left(x\right)=2x^2+\ln|x|+C$
1 lời giải Sàng Khôn
Lời giải Tương tự
B

Tìm nguyên hàm của hàm số $f(x)=\cos3x$.

$\displaystyle\displaystyle\int\cos3x\mathrm{d}x=\dfrac{1}{3}\sin3x+C$
$\displaystyle\displaystyle\int\cos3x\mathrm{d}x=\sin3x+C$
$\displaystyle\displaystyle\int\cos3x\mathrm{d}x=3\sin3x+C$
$\displaystyle\displaystyle\int\cos3x\mathrm{d}x=-\dfrac{1}{3}\sin3x+C$
1 lời giải Sàng Khôn
Lời giải Tương tự
B

Hàm số $F\left(x\right)=\cos3x$ là nguyên hàm của hàm số

$f\left(x\right)=\dfrac{\sin3x}{3}$
$f\left(x\right)=-3\sin3x$
$f\left(x\right)=3\sin 3x$
$f\left(x\right)=-\sin3x$
1 lời giải Sàng Khôn
Lời giải Tương tự
B

Cho hàm số $f\left(x\right)$ thỏa mãn $f'\left(x\right)=3-5\cos x$ và $f\left(0\right)=5$. Mệnh đề nào dưới đây đúng?

$f\left(x\right)=3x+5\sin x+2$
$f\left(x\right)=3x-5\sin x-5$
$f\left(x\right)=3x-5\sin x+5$
$f\left(x\right)=3x+5\sin x+5$
1 lời giải Sàng Khôn
Lời giải Tương tự
C

Tìm họ nguyên hàm của hàm số $f\left(x\right)=5^x$.

$\displaystyle\displaystyle\int{f\left(x\right)\mathrm{d}x}=5^x+C$
$\displaystyle\displaystyle\int{f\left(x\right)}\mathrm{d}x=5^x\ln5+C$
$\displaystyle\displaystyle\int{f\left(x\right)}\mathrm{d}x=\dfrac{5^x}{\ln5}+C$
$\displaystyle\displaystyle\int{f\left(x\right)\mathrm{d}x}=\dfrac{5^{x+1}}{x+1}+C$
1 lời giải Sàng Khôn
Lời giải Tương tự
B

Họ nguyên hàm của hàm số $f\left(x\right)=x-\sin2x$ là

$\dfrac{x^2}{2}+\cos2x+C$
$\dfrac{x^2}{2}+\dfrac{1}{2}\cos2x+C$
$x^2+\dfrac{1}{2}\cos2x+C$
$\dfrac{x^2}{2}-\dfrac{1}{2}\cos2x+C$
1 lời giải Sàng Khôn
Lời giải Tương tự
C

Cho biết $F\left(x\right)$ là một nguyên hàm của hàm số $f\left(x\right)$. Tìm $I=\displaystyle\displaystyle\int\left[2f\left(x\right)+1\right]\mathrm{d}x$.

$I=2F\left(x\right)+1+C$
$I=2xF\left(x\right)+1+C$
$I=2xF\left(x\right)+x+C$
$I=2F\left(x\right)+x+C$
1 lời giải Sàng Khôn
Lời giải Tương tự
C

Tích phân $I=\displaystyle\displaystyle\int\limits_{1}^{2}\left(\dfrac{1}{x}+2\right)\mathrm{d}x$ bằng

$I=\ln2+2$
$I=\ln2+1$
$I=\ln2-1$
$I=\ln2+3$
1 lời giải Sàng Khôn
Lời giải Tương tự
C

Tích phân $\displaystyle\displaystyle\int\limits_{0}^{2}\dfrac{2}{2x+1}\mathrm{d}x$ bằng

$2\ln5$
$\dfrac{1}{2}\ln5$
$\ln5$
$4\ln5$
1 lời giải Sàng Khôn
Lời giải Tương tự
C

Tích phân $I=\displaystyle\displaystyle\int\limits_{\tfrac{\pi}{4}}^{\tfrac{\pi}{3}}\dfrac{\mathrm{d}x}{\sin^2x}$ bằng

$\cot\dfrac{\pi}{3}-\cot\dfrac{\pi}{4}$
$\cot\dfrac{\pi}{3}+\cot\dfrac{\pi}{4}$
$-\cot\dfrac{\pi}{3}+\cot\dfrac{\pi}{4}$
$-\cot\dfrac{\pi}{3}-\cot\dfrac{\pi}{4}$
1 lời giải Sàng Khôn
Lời giải Tương tự
C

Tích phân $f\left(x\right)=\displaystyle\displaystyle\int\limits_{0}^{\tfrac{\pi}{3}}\cos x\mathrm{d}x$ bằng

$\dfrac{1}{2}$
$\dfrac{\sqrt{3}}{2}$
$-\dfrac{\sqrt{3}}{2}$
$-\dfrac{1}{2}$
1 lời giải Sàng Khôn
Lời giải Tương tự
B

Cho hàm số $f\left(x\right)$ liên tục trên $\left[ 0;10\right]$ thỏa mãn $\displaystyle\displaystyle\int\limits_{0}^{10}f\left(x\right)\mathrm{d}x=7$, $\displaystyle\displaystyle\int\limits_{2}^{6}f\left(x\right)\mathrm{d}x=3$. Tính $P=\displaystyle\displaystyle\int\limits_{0}^{2}f\left(x\right)\mathrm{d}x+\displaystyle\displaystyle\int\limits_{6}^{10}f\left(x\right)\mathrm{d}x$.

$P=4$
$P=-4$
$P=5$
$P=7$
1 lời giải Sàng Khôn
Lời giải Tương tự
B

Cho hàm số $y=f\left(x\right)$ có đạo hàm liên tục trên đoạn $\left[ -1;1\right]$ thỏa mãn $\displaystyle\displaystyle\int\limits_{-1}^{1}f'\left(x\right)\mathrm{d}x=5$ và $f\left(-1\right)=4$. Tìm $f\left(1\right)$.

$f\left(1\right)=-1$
$f\left(1\right)=1$
$f\left(1\right)=9$
$f\left(1\right)=-9$
1 lời giải Sàng Khôn
Lời giải Tương tự
C

Cho hàm số $y=f\left(x\right)$ liên tục trên đoạn $\left[ a;b\right]$. Mệnh đề nào dưới đây sai?

$\displaystyle\displaystyle\int\limits_{a}^{b}f\left(x\right)\mathrm{d}x=\displaystyle\displaystyle\int\limits_{a}^{b}f\left(t\right)\mathrm{d}t$
$\displaystyle\displaystyle\int\limits_{a}^{b}{f\left(x\right)\mathrm{d}x}=-\displaystyle\displaystyle\int\limits_{b}^{a}{f\left(x\right)\mathrm{d}x}$
$\displaystyle\displaystyle\int\limits_{a}^{b}k\mathrm{d}x=k\left(a-b\right)$, $\forall k\in\mathbb{R}$
$\displaystyle\displaystyle\int\limits_{a}^{b}f\left(x\right)\mathrm{d}x=\displaystyle\displaystyle\int\limits_{a}^{c}f\left(x\right)\mathrm{d}x+\displaystyle\displaystyle\int\limits_{c}^{b}f\left(x\right)\mathrm{d}x$
1 lời giải Sàng Khôn
Lời giải Tương tự
B

Cho hàm số $y=f\left(x\right)$ thoả mãn điều kiện $f\left(1\right)=12$, $f'\left(x\right)$ liên tục trên $\mathbb{R}$ và $\displaystyle\displaystyle\int\limits_{1}^{4}f'\left(x\right)\mathrm{d}x=17$. Khi đó $f\left(4\right)$ bằng

$5$
$29$
$19$
$9$
1 lời giải Sàng Khôn
Lời giải Tương tự
C

Cho hàm số $f\left(x\right)$ liên tục trên $\mathbb{R}$ và có $\displaystyle\displaystyle\int\limits_{0}^{1}f\left(x\right)\mathrm{d}x=2$; $\displaystyle\displaystyle\int\limits_{1}^{3}f\left(x\right)\mathrm{d}x=6$. Tính $I=\displaystyle\displaystyle\int\limits_{0}^{3}f\left(x\right)\mathrm{d}x$.

$I=8$
$I=12$
$I=36$
$I=4$
1 lời giải Sàng Khôn
Lời giải Tương tự
A

Biết tích phân $\displaystyle\displaystyle\int\limits_{0}^{1}\dfrac{2x+3}{2-x}\mathrm{d}x=a\ln2+b$ ($a,\,b\in\mathbb{Z}$), giá trị của $a$ bằng

$7$
$2$
$3$
$1$
1 lời giải Sàng Khôn
Lời giải Tương tự
A

Biết rằng $\displaystyle\displaystyle\int\limits_{1}^{5}\dfrac{3}{x^2+3x}\mathrm{d}x=a\ln5+b\ln2$ $\left(a,\,b\in\mathbb{Z}\right)$. Mệnh đề nào sau đây đúng?

$a+2b=0$
$2a-b=0$
$a-b=0$
$a+b=0$
1 lời giải Sàng Khôn
Lời giải Tương tự
A

Biết $f\left(x\right)$ là hàm số liên tục trên $\mathbb{R}$ và $\displaystyle\displaystyle\int\limits_{0}^{9}f\left(x\right)\mathrm{d}x=9$. Khi đó tính $I=\displaystyle\displaystyle\int\limits_{2}^{5}f\left(3x-6\right)\mathrm{d}x$.

$I=27$
$I=24$
$I=3$
$I=0$
1 lời giải Sàng Khôn
Lời giải Tương tự
A

Tính tích phân $I=\displaystyle\displaystyle\int\limits_{0}^{\pi}x^2\cos2x\mathrm{d}x$ bằng cách đặt $\begin{cases}u=x^2\\ \mathrm{d}v=\cos2x\mathrm{d}x\end{cases}$. Mệnh đề nào dưới đây đúng?

$I=\dfrac{1}{2}x^2\sin2x\bigg|_{0}^{\pi}-\displaystyle\displaystyle\int\limits_{0}^{\pi}x\sin2x\mathrm{d}x$
$I=\dfrac{1}{2}x^2\sin2x\bigg|_{0}^{\pi}-2\displaystyle\displaystyle\int\limits_{0}^{\pi}x\sin2x\mathrm{d}x$
$I=\dfrac{1}{2}x^2\sin2x\bigg|_{0}^{\pi}+2\displaystyle\displaystyle\int\limits_{0}^{\pi}x\sin2x\mathrm{d}x$
$I=\dfrac{1}{2}x^2\sin2x\bigg|_{0}^{\pi}+\displaystyle\displaystyle\int\limits_{0}^{\pi}x\sin2x\mathrm{d}x$
1 lời giải Sàng Khôn
Lời giải Tương tự
C

Trong không gian $Oxyz$, các véctơ đơn vị trên các trục $Ox$, $Oy$, $Oz$ lần lượt là $\overrightarrow{i}$, $\overrightarrow{j}$, $\overrightarrow{k}$, cho điểm $M\left(2;-1; 1\right)$. Khẳng định nào sau đây là đúng?

$\overrightarrow{OM}=\overrightarrow{k}+\overrightarrow{j}+2\overrightarrow{i}$
$\overrightarrow{OM}=2\overrightarrow{k}-\overrightarrow{j}+\overrightarrow{i}$
$\overrightarrow{OM}=2\overrightarrow{i}-\overrightarrow{j}+\overrightarrow{k}$
$\overrightarrow{OM}=\overrightarrow{i}+\overrightarrow{j}+2\overrightarrow{k}$
1 lời giải Sàng Khôn
Lời giải Tương tự
C

Trong không gian $Oxyz$, cho hai điểm $A\left(1;2;-4\right)$ và $B\left(-3;2;2\right)$. Toạ độ của $\overrightarrow{AB}$ là

$\left(-2;4;-2\right)$
$\left(-4;0;6\right)$
$\left(4;0;-6\right)$
$\left(-1;2;-1\right)$
1 lời giải Sàng Khôn
Lời giải Tương tự
B

Trong không gian $Oxyz$, cho $A\left(-1;2;3\right)$, $B\left(1;0;2\right)$. Tìm điểm $M$ thỏa mãn $\overrightarrow{AB}=2\cdot\overrightarrow{MA}$?

$M\left(-2;3;\dfrac{7}{2}\right)$
$M\left(-2;3;7\right)$
$M\left(-4;6;7\right)$
$M\left(-2;-3;\dfrac{7}{2}\right)$
1 lời giải Sàng Khôn
Lời giải Tương tự
C

Trong không gian $Oxyz$, phương trình mặt cầu tâm $I\left(1;2; 3\right)$ và bán kính $R=3$ là

$x^2+y^2+z^2+2x+4y+6z+5=0$
$\left(x+1\right)^2+\left(y+2\right)^2+\left(z+3\right)^2=9$
$\left(x-1\right)^2+\left(y-2\right)^2+\left(z-3\right)^2=9$
$\left(x-1\right)^2+\left(y-2\right)^2+\left(z-3\right)^2=3$
1 lời giải Sàng Khôn
Lời giải Tương tự
B

Trong không gian $Oxyz$, mặt cầu $\left(S\right)$ có tâm $I\left(1;-3;2\right)$ và đi qua $A\left(5;-1;4\right)$ có phương trình

$\left(x-1\right)^2+\left(y+3\right)^2+\left(z-2\right)^2=\sqrt{24}$
$\left(x+1\right)^2+\left(y-3\right)^2+\left(z+2\right)^2=\sqrt{24}$
$\left(x+1\right)^2+\left(y-3\right)^2+\left(z+2\right)^2=24$
$\left(x-1\right)^2+\left(y+3\right)^2+\left(z-2\right)^2=24$
1 lời giải Sàng Khôn
Lời giải Tương tự
C

Trong không gian $Oxyz$, cho mặt phẳng $\left(P\right)\colon x+2y-3z+3=0$. Trong các véctơ sau véctơ nào là véctơ pháp tuyến của $\left(P\right)$?

$\overrightarrow{n}=\left(1;-2;3\right)$
$\overrightarrow{n}=\left(1;2;-3\right)$
$\overrightarrow{n}=\left(1;2;3\right)$
$\overrightarrow{n}=\left(-1;2;3\right)$
1 lời giải Sàng Khôn
Lời giải Tương tự
C

Trong không gian $Oxyz$, mặt phẳng đi qua điểm $A\left(2;-3;-2\right)$ và có một vectơ pháp tuyến $\overrightarrow{n}=\left(2;-5;1\right)$ có phương trình là

$2x-5y+z-17=0$
$2x-5y+z+17=0$
$2x-5y+z-12=0$
$2x-3y-2z-18=0$
1 lời giải Sàng Khôn
Lời giải Tương tự
C

Trong không gian $Oxyz$, cho mặt phẳng $\left(P\right)\colon2x-y-2z-4=0$ và điểm $A(-1;2;-2)$. Tính khoảng cách $\mathrm{d}$ từ $A$ đến mặt phẳng $\left(P\right)$.

$\mathrm{d}=\dfrac{4}{3}$
$\mathrm{d}=\dfrac{8}{9}$
$\mathrm{d}=\dfrac{2}{3}$
$\mathrm{d}=\dfrac{5}{9}$
1 lời giải Sàng Khôn
Lời giải Tương tự
A

Trong không gian $Oxyz$, mặt phẳng đi qua điểm $M\left(-1;-2;5\right)$ và vuông góc với hai mặt phẳng $x+2y-3z+1=0$ và $2x-3y+z+1=0$ có phương trình là

$x+y+z-2=0$
$2x+y+z-1=0$
$x+y+z+2=0$
$x-y+z-6=0$
1 lời giải Sàng Khôn
Lời giải Tương tự
A

Trong không gian $Oxyz$, viết phương trình mặt phẳng đi qua ba điểm $A\left(1;1;4\right)$, $B\left(2;7;9\right)$, $C\left(0;9;13\right)$.

$2x+y+z+1=0$
$x-y+z-4=0$
$7x-2y+z-9=0$
$2x+y-z-2=0$
1 lời giải Sàng Khôn
Lời giải Tương tự

Tính tích phân $I=\displaystyle\displaystyle\int\limits_{0}^{1}\left(3x^2+\mathrm{e}^x+\dfrac{1}{x+1}\right)\mathrm{d}x$.

1 lời giải Sàng Khôn
Lời giải Tương tự

Hình chóp $S.ABCD$ có đáy là hình vuông cạnh $a$, $SA$ vuông góc với mặt phẳng $\left(ABCD\right)$ và $SA=2a$. Tính diện tích mặt cầu ngoại tiếp hình chóp $S.ABCD$.

2 lời giải Sàng Khôn
Lời giải Tương tự

Tìm họ nguyên hàm của hàm số $\displaystyle\displaystyle\int\dfrac{2x+3}{2x^2-x-1}\mathrm{d}x$.

1 lời giải Sàng Khôn
Lời giải Tương tự

Cho hàm số $y=f\left(x\right)$ liên tục trên $\mathbb{R}\setminus\left\{0;-1\right\}$ thỏa mãn điều kiện $f\left(1\right)=-2\ln2$ và $x\left(x+1\right)\cdot f'\left(x\right)+f\left(x\right)=x^2+x$. Giá trị $f\left(2\right)=a+b\ln3$, với $a,\,b\in\mathbb{Q}$. Tính $a^2+b^2$.

1 lời giải Sàng Khôn
Lời giải Tương tự