Dốt đến đâu học lâu cũng biết
Ngân hàng bài tập

Bài tập tương tự

B

Cho hình chóp $S.ABCD$ có đáy $ABCD$ là hình thang, đáy lớn $AB$. Phát biểu nào không đúng về giao tuyến của hai mặt phẳng $(SAB)$ và $(SCD)$?

Song song với $CD$
Đi qua điểm $S$
Song song với $AB$
Đi qua giao điểm $I$ của $AB$ và $CD$
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
C

Cho hình chóp $S.ABCD$ có đáy $ABCD$ là hình thang, đáy lớn $AB$. Giao tuyến của hai mặt phẳng $(SAB)$ và $(SCD)$

Không tồn tại
Đi qua điểm $S$
Đi qua giao điểm $I$ của $AD$ và $BC$
Đi qua giao điểm $I$ của $AB$ và $CD$
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
B

Cho hình chóp $S.ABCD$ có đáy là hình thang $ABCD$ ($AB\parallel CD$). Khẳng định nào sau đây sai?

$S.ABCD$ có $4$ mặt bên
Giao tuyến của $(SAC)$ và $(SBD)$ là $SO$, với $O=AC\cap BD$
Giao tuyến của $(SAD)$ và $(SBC)$ là $SI$, với $I=AD\cap BC$
Giao tuyến của $(SAB)$ và $(SAD)$ là $BD$
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
B

Cho hình chóp tứ giác $S.ABCD$. Gọi $M$ và $N$ lần lượt là trung điểm của $SA$ và $SC$. Khẳng định nào sau đây đúng?

$MN\parallel(ABCD)$
$MN\parallel(SAB)$
$MN\parallel(SCD)$
$MN\parallel(SBC)$
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
B

Cho hình chóp $S.ABCD$ có đáy $ABCD$ là hình bình hành. Gọi $M,\,N$ lần lượt là trung điểm $AD$ và $BC$. Giao tuyến của hai mặt phẳng $(SMN)$ và $(SAC)$ là

$SD$
$SO$ ($O$ là tâm của hình bình hành $ABCD$)
$SG$ ($G$ là trung điểm cạnh $AB$)
$SF$ ($F$ là trung điểm cạnh $CD$)
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
B

Cho $S$ là một điểm không thuộc mặt hình thang $ABCD$ ($AB\parallel CD$ và $AB>CD$). Gọi $I$ là giao điểm của $AD$ và $BC$. Khi đó giao tuyến của hai mặt phẳng $(SAD)$ và $(SCB)$ là

$BI$
$SD$
$SC$
$SI$
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
A

Cho hình chóp $S.ABCD$ có đáy $ABCD$ là hình bình hành. Gọi $d$ là giao tuyến của hai mặt phẳng $(SAD)$ và $(SBC)$. Khẳng định nào sau đây đúng?

$d$ qua $S$ và song song với $BC$
$d$ qua $S$ và song song với $DC$
$d$ qua $S$ và song song với $AB$
$d$ qua $S$ và song song với $BD$
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự

Cho hình chóp $S.ABCD$ có đáy là tứ giác lồi. Hai điểm $G$, $H$ lần lượt là trọng tâm của $\triangle SAB$ và $\triangle SCD$. Tìm giao tuyến của các cặp mặt phẳng sau:

  1. $(SGH)$ và $(ABCD)$.
  2. $(SAC)$ và $(SGH)$.
  3. $(SAC)$ và $(BGH)$.
  4. $(SCD)$ và $(BGH)$.
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự

Cho hình chóp $S.ABCD$ có đáy $ABCD$ là hình bình hành. Gọi $M$, $N$, $P$ lần lượt là trung điểm các cạnh $BC$, $CD$, $SA$. Tìm giao tuyến của các cặp mặt phẳng sau:

  1. $(SAC)$ và $(SBD)$.
  2. $(MNP)$ và $(SAB)$.
  3. $(MNP)$ và $(SAD)$.
  4. $(MNP)$ và $(SBC)$.
  5. $(MNP)$ và $(SCD)$.
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự

Cho hình chóp $S.ABCD$ có đáy $ABCD$ là hình bình hành tâm $O$. Lấy điểm $M$ trên cạnh $SA$, trung điểm $CD$ là $N$. Tìm giao tuyến của các cặp mặt phẳng sau:

  1. $(SAC)$ và $(SBD)$.
  2. $(BMN)$ và $(SAD)$.
  3. $(BMN)$ và $(SAC)$.
  4. $(MCD)$ và $(SBD)$.
  5. $(MCD)$ và $(SAB)$.
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
A

Cho hình chóp $S.ABCD$ có đáy $ABCD$ là hình bình hành tâm $I$ và $SA=SC$, $SB=SD$. Đường thẳng nào sau đây vuông góc với mặt phẳng $(ABCD)$?

$SI$
$SA$
$SB$
$SC$
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
S

Cho hình chóp đều $S.ABCD$ có chiều cao $a$, $AC=2a$ (tham khảo hình bên).

Khoảng cách từ $B$ đến mặt phẳng $(SCD)$ bằng

$\dfrac{\sqrt{3}}{3}a$
$\sqrt{2}a$
$\dfrac{2\sqrt{3}}{3}a$
$\dfrac{\sqrt{2}}{2}a$
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
B

Cho hình chóp $S.ABC$. Gọi $M,\,N,\,P$ lần lượt là trung điểm của $SA,\,SB,\,SC$. Chọn khẳng định đúng.

$(MNP)\parallel(ABC)$
$(MNP)\parallel(SAC)$
$(SMN)\parallel(ABC)$
$(MNP)\parallel(SBC)$
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
A

Cho hình chóp $S.ABCD$ có $ABCD$ là hình vuông cạnh $2a$, $SA\perp(ABCD)$ và $2a\sqrt{2}$.

  1. Chứng minh rằng $BD\perp(SAC)$.
  2. Tính góc tạo bởi $SC$ và $(SAD)$.
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
B

Cho hình chóp $S.ABCD$ có đáy $ABCD$ là hình vuông và $SA\perp(ABCD)$.

Khẳng định nào sau đây là đúng?

$BC\perp(SAB)$
$BC\perp(SBD)$
$BC\perp(SCD)$
$BC\perp(SAC)$
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
C

Cho hình chóp $S.ABCD$ có đáy $ABCD$ là hình vuông, $SA$ vuông góc mặt đáy. Hình chiếu vuông góc của $SB$ lên $(ABCD)$ là

$CB$
$DB$
$AB$
$SA$
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
S

Cho tứ diện $ABCD$ và điểm $M$ thuộc miền trong của tam giác $ACD$. Gọi $I,\,J$ lần lượt là hai điểm trên cạnh $BC$ và $BD$ sao cho $IJ$ không song song với $CD$. Gọi $H$ là giao điểm của $IJ$ với $CD$, $K$ là giao điểm của $MH$ với $AC$. Giao tuyến của hai mặt phẳng $(ACD)$ và $(IJM)$ là

$KI$
$KJ$
$MI$
$MH$
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
A

Cho $4$ điểm không đồng phẳng $A,\,B,\,C,\,D$. Gọi $I,\,K$ lần lượt là trung điểm của $AD$ và $BC$. Giao tuyến của $(IBC)$ và $(KAD)$ là

$IK$
$BC$
$AK$
$DK$
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
B

Cho tứ diện $ABCD$. Gọi $G$ là trọng tâm của tam giác $BCD$. Giao tuyến của hai mặt phẳng $(ACD)$ và $(GAB)$ là

$AM$ ($M$ là trung điểm của $AB$)
$AN$ ($N$ là trung điểm của $CD$)
$AH$ ($H$ là hình chiếu của $B$ trên $CD$)
$AK$ ($K$ là hình chiếu của $C$ trên $BD$)
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
C

Trong mặt phẳng $(\alpha)$, cho bốn điểm $A,\,B,\,C,\,D$ trong đó không có ba điểm nào thẳng hàng. Điểm $S$ không thuộc mặt phẳng $(\alpha)$. Có bao nhiêu mặt phẳng tạo bởi $S$ và $2$ trong $4$ điểm nói trên?

$4$
$5$
$6$
$8$
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự