Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi
Ngân hàng bài tập

Toán học

S

Cho hình chóp $S.ABCD$ có đáy $ABCD$ là hình bình hành. Gọi $I$ là trung điểm $SA$. Thiết diện của hình chóp $S.ABCD$ cắt bởi $(IBC)$ là

Tam giác $IBC$
Hình thang $IGBC$ ($G$ là trung điểm $SB$)
Hình thang $IJCB$ ($J$ là trung điểm $SD$)
Tứ giác $IBCD$
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
C

Trong các mệnh đề sau mệnh đề nào sai?

Hình biểu diễn phải giữ nguyên quan hệ thuộc giữa điểm và đường thẳng
Dùng nét đứt để biểu diễn cho đường bị che khuất
Hình biểu diễn của đường thẳng là đường thẳng
Hình biểu diễn của hai đường cắt nhau có thể là hai đường song song nhau
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
B

Cho hình chóp $S.ABCD$ với đáy là tứ giác $ABCD$ có các cạnh đối không song song. Giả sử $AC\cap BD=O$, $AD\cap BC=I$. Giao tuyến của hai mặt phẳng $(SAC)$ và $(SBD)$ là

$SC$
$SB$
$SI$
$SO$
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
C

Cho điểm $A$ thuộc mặt phẳng $(P)$, mệnh đề nào sau đây đúng?

$A\subset(P)$
$A\in P$
$A\subset P$
$A\in(P)$
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
A

Cho hình chóp $S.ABCD$ có đáy $ABCD$ là hình bình hành. Gọi $d$ là giao tuyến của hai mặt phẳng $(SAD)$ và $(SBC)$. Khẳng định nào sau đây đúng?

$d$ qua $S$ và song song với $BC$
$d$ qua $S$ và song song với $DC$
$d$ qua $S$ và song song với $AB$
$d$ qua $S$ và song song với $BD$
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
C

Cho hai đường thẳng $a$ và $b$ chéo nhau. Có bao nhiêu mặt phẳng chứa $a$ và song song với $b$?

$0$
$1$
$2$
Vô số
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
B

Cho hình chóp tứ giác $S.ABCD$. Gọi $M$ và $N$ lần lượt là trung điểm của $SA$ và $SC$. Khẳng định nào sau đây đúng?

$MN\parallel(ABCD)$
$MN\parallel(SAB)$
$MN\parallel(SCD)$
$MN\parallel(SBC)$
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
SS

Trong mặt phẳng $(\alpha)$, cho hình bình hành $ABCD$ tâm $O$, $S$ là một điểm không thuộc $(\alpha)$. Gọi $M,\,N,\,P$ lần lượt là trung điểm của $BC$, $CD$ và $SO$. Đường thẳng $MN$ cắt $AB$, $AC$ và $AD$ tại $M_1$, $N_1$ và $O_1$. Nối $N_1P$ cắt $SA$ tại $P_1$, nối $M_1P_1$ cắt $SB$ tại $M_2$, nối $O_1P_1$ cắt $SD$ tại $N_2$. Khi đó thiết diện của mặt phẳng $(MNP)$ với hình chóp $S.ABCD$ là

Tam giác $MNP$
Tứ giác $BM_2N_2N$
Ngũ giác $NMM_2P_1N_2$
Tam giác $P_1M_1N_1$
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
B

Cho $S$ là một điểm không thuộc mặt hình thang $ABCD$ ($AB\parallel CD$ và $AB>CD$). Gọi $I$ là giao điểm của $AD$ và $BC$. Khi đó giao tuyến của hai mặt phẳng $(SAD)$ và $(SCB)$ là

$BI$
$SD$
$SC$
$SI$
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
C

Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào sai?

Có duy nhất một mặt phẳng đi qua hai đường thẳng mà hai đường thẳng này lần lượt nằm trên hai mặt phẳng cắt nhau
Ba điểm không thẳng hàng cùng thuộc một mặt phẳng duy nhất
Nếu hai mặt phẳng phân biệt có một điểm chung thì chúng sẽ có một đường thẳng chung đi qua điểm chung ấy
Có duy nhất một mặt phẳng đi qua hai đường thẳng cắt nhau cho trước
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
C

Cho hai đường thẳng $a$ và $b$ cùng song song với $(P)$. Khẳng định nào sau đây là đúng?

$a$ và $b$ chéo nhau
Chưa đủ điều kiện để kết luận vị trí tương đối của $a$ và $b$
$a\parallel b$
$a$ và $b$ cắt nhau
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
S

Trong mặt phẳng $(\alpha)$, cho hình bình hành $ABCD$ tâm $O$, $S$ là một điểm không thuộc $(\alpha)$. Gọi $M,\,N,\,P$ lần lượt là trung điểm của $BC$, $CD$ và $SO$. Đường thẳng $MN$ cắt $AB$, $AC$ và $AD$ tại $M_1$, $N_1$ và $O_1$. Nối $N_1P$ cắt $SA$ tại $P_1$, nối $M_1P_1$ cắt $SB$ tại $M_2$, nối $O_1P_1$ cắt $SD$ tại $N_2$. Khi đó giao tuyến của $(MNP)$ với $(SAB)$ là

$P_1N_2$
$P_1M_2$
$P_1C$
$M_1N_1$
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
C

Các yếu tố nào sau đây xác định một mặt phẳng duy nhất?

Hai đường thẳng cắt nhau
Ba điểm
Một điểm và một đường thẳng
Bốn điểm
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
A

Trong mặt phẳng $(\alpha)$, cho tứ giác $ABCD$ có $AB$ cắt $CD$ tại $E$, $AC$ cắt $BD$ tại $F$, $S$ là điểm không thuộc $(\alpha)$. Gọi $M,\,N$ lần lượt là giao điểm của $EF$ với $AD$ và $BC$. Giao tuyến của $(SEF)$ với $(SAD)$ là

$DN$
$MN$
$SM$
$SN$
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
B

Cho hình chóp $S.ABCD$ có các cặp cạnh đối không song song. Gọi $I$ là giao điểm $AB$ và $DC$. Đường thẳng $SI$ là giao tuyến của cặp mặt phẳng nào?

$(SAD)$ và $(SBC)$
$(SAB)$ và $(SCD)$
$(SAD)$ và $(SCD)$
$(SAC)$ và $(SBD)$
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
C

Cho tam giác $ABC$, lấy điểm $I$ trên cạnh $AC$ kéo dài (hình bên).

Mệnh đề nào sau đây là mệnh đề sai?

$(ABC)\equiv(BIC)$
$A\in(ABC)$
$BI\in(ABC)$
$I\in(ABC)$
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
C

Kí hiệu nào sau đây là tên của mặt phẳng?

$(P)$
$Q$
$AB$
$a$
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
C

Trong không gian cho $4$ điểm không đồng phẳng. Có thể xác định được bao nhiêu mặt phẳng phân biệt từ các điểm đã cho?

$6$
$3$
$4$
$2$
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
C

Cho tam giác $ABC$. Có thể xác định được bao nhiêu mặt phẳng chứa tất cả các đỉnh của tam giác $ABC$?

$1$
$3$
$4$
$2$
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
B

Trong $(\alpha)$, cho tứ giác $ABCD$ có $AB$ cắt $CD$ tại $E$, $AC$ cắt $BD$ tại $F$, $S$ là điểm không thuộc $(\alpha)$. Giao tuyến của $(SAB)$ và $(SCD)$ là

$AC$
$SD$
$CD$
$SE$
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
B

Cho hình chóp $S.ABCD$ có đáy $ABCD$ là hình bình hành. Gọi $N,\,P$ lần lượt là trung điểm của các cạnh $BC,\,AD$; $K$ là giao $BP$ và $AN$. Khi đó $SK$ là giao tuyến của mặt phẳng $(SAN)$ và mặt phẳng nào sau đây?

$(SPC)$
$(SCD)$
$(SBC)$
$(SBP)$
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
B

Cho hai đường thẳng chéo nhau $a$ và $b$. Lấy $A,\,B$ thuộc $a$ và $C,\,D$ thuộc $b$. Khẳng định nào sau đây đúng khi nói về hai đường thẳng $AD$ và $BC$?

Cắt nhau
Có thể song song hoặc cắt nhau
Chéo nhau
Song song nhau
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
S

Cho tứ diện $ABCD$. $M$ là điểm nằm trong tam giác $ABC$, $(\alpha)$ qua $M$ và song song với $AB$ và $CD$. Thiết diện của $ABCD$ cắt bởi $(\alpha)$ là

Tam giác
Hình bình hành
Hình vuông
Hình chữ nhật
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
A

Cho tứ diện $ABCD$, $M$ là trung điểm của $AB$, $N$ là điểm trên $AC$ mà $AN=\dfrac{1}{4}AC$, $P$ là điểm trên đoạn $AD$ mà $AP=\dfrac{2}{3}AD$. Gọi $E$ là giao điểm của $MP$ và $BD$, $F$ là giao điểm của $MN$ và $BC$. Khi đó giao tuyến của $(BCD)$ và $(MPC)$ là

$CE$
$MF$
$NE$
$CP$
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
B

Cho tứ diện $ABCD$, gọi $E$ là trung điểm của $AB$. Giao tuyến của hai mặt phẳng $(ECD)$ và $(ABC)$ là

$ED$
$EC$
$EB$
$EA$
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
SS

Cho tứ diện $ABCD$. Gọi $M$ và $N$ lần lượt là trung điểm của $AC$ và $BC$. $P$ là điểm di động trên đoạn $BD$. Mặt phẳng $(MNP)$ cắt $AD$ tại $Q$.

  1. Tứ giác $MNPQ$ là hình gì?
  2. Tìm tập hợp giao điểm $I$ của $MQ$ và $NP$ khi $P$ di động trên đoạn $BD$.
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự