Muốn xây dựng đất nước, trước hết phải phát triển giáo dục. Muốn trị nước phải trọng dụng người tài
Ngân hàng bài tập

Bài tập tương tự

B

Với mọi số nguyên dương $n$, đặt $S_n=\dfrac{1}{1\cdot3}+\dfrac{1}{3\cdot5}+\cdots+\dfrac{1}{(2n-1)(2n+1)}$. Để chứng minh $S_n=\dfrac{n}{2n+1}$ bằng phương pháp quy nạp toán học, sau giả thiết quy nạp ta cần chứng minh điều gì?

$S_{k+1}=\dfrac{k+1}{2k+3}$
$S_{k+1}=\dfrac{k}{2k+1}$
$S_k=\dfrac{k}{2k+1}$
$S_{k+1}=\dfrac{k+1}{2k+1}$
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự

Chứng minh rằng $$1+3+6+\cdots+\dfrac{n(n+1)}{2}=\dfrac{n(n+1)(n+2)}{6},\text{ }\forall n\in\Bbb{N}^*$$

1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự

Chứng minh rằng $$2+5+8+\cdots+(3n-1)=\dfrac{n(3n+1)}{2},\text{ }\forall n\in\Bbb{N}^*$$

1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự

Chứng minh rằng $$1^2+3^2+5^2+\cdots+(2n-1)^2=\dfrac{n(4n^2-1)}{3},\,\,\forall n\in\Bbb{N}^*$$

1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự

Chứng minh rằng $$1^2+2^2+3^2+\cdots+n^2=\dfrac{n(n+1)(2n+1)}{6},\text{ }\forall n\in\Bbb{N}^*$$

1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự

Chứng minh rằng $$1+3+5+\cdots+(2n-1)=n^2,\text{ }\forall n\in\Bbb{N}^*$$

1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự

Chứng minh rằng $$1+2+3+\cdots+n=\dfrac{n(n+1)}{2},\text{ }\forall n\in\Bbb{N}^*$$

1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
A

Cho tổng \(S_n=\dfrac{1}{1\cdot3}+\dfrac{1}{3\cdot5}+\cdots+\dfrac{1}{(2n-1)(2n+1)}\) với \(n\in\Bbb{N}^*\). Tính \(S_{2017}\).

\(S_{2017}=\dfrac{2017}{2018}\)
\(S_{2017}=\dfrac{2017}{4035}\)
\(S_{2017}=\dfrac{1}{2018}\)
\(S_{2017}=\dfrac{2017}{4033}\)
2 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
A

Cho tổng \(S_n=\dfrac{1}{1\cdot2}+\dfrac{1}{2\cdot3}+\dfrac{1}{3\cdot4}+\cdots+\dfrac{1}{n(n+1)}\) với \(n\in\Bbb{N}^*\). Tính \(S_{2017}\).

\(S_{2017}=\dfrac{2017}{2018}\)
\(S_{2017}=\dfrac{1}{2017}\)
\(S_{2017}=\dfrac{1}{2018}\)
\(S_{2017}=\dfrac{2018}{2017}\)
2 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
A

Cho tổng \(S_n=6+18+36+\cdots+3n(n+1)\) với \(n\in\Bbb{N}^*\). Tính \(S_{50}\).

\(S_{50}=265200\)
\(S_{50}=22100\)
\(S_{50}=132600\)
\(S_{50}=88400\)
2 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
A

Với \(n\in\Bbb{N}^*\), mệnh đề nào sau đây là mệnh đề đúng?

\(2+5+8+\cdots+(3n-1)=\dfrac{n(3n+1)}{2}\)
\(2+5+8+\cdots+(3n-1)=\dfrac{n(3n-1)}{2}\)
\(2+5+8+\cdots+(3n-1)=\dfrac{n(n+1)}{2}\)
\(2+5+8+\cdots+(3n-1)=\dfrac{n(3n-2)}{2}\)
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
C

Với mọi số nguyên dương $n$, để chứng minh $3^{2n+1}+2^{n+2}$ chia hết cho $7$ bằng phương pháp quy nạp toán học, sau giả thiết quy nạp ta cần chứng minh điều gì?

$3^{2n+1}+2^{n+2}$ chia hết cho $8$
$3^{2k+1}+2^{k+2}$ chia hết cho $7$
$3^{2k+1}+2^{k+2}$ chia hết cho $8$
$3^{2k+3}+2^{k+3}$ chia hết cho $7$
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
C

Với mọi số nguyên dương $n$, để chứng minh $7\cdot2^{2n-2}+3^{2n-1}$ chia hết cho $5$ bằng phương pháp quy nạp toán học, sau giả thiết quy nạp ta cần chứng minh điều gì?

$7\cdot2^{2n-2}+3^{2n-1}$ chia hết cho $6$
$7\cdot2^{2k-2}+3^{2k-1}$ chia hết cho $5$
$7\cdot2^{2k}+3^{2k+1}$ chia hết cho $6$
$7\cdot2^{2k}+3^{2k+1}$ chia hết cho $5$
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
C

Với mọi số nguyên dương $n$, tổng $S_n=3^{2n+1}+2^{n+2}$ chia hết cho

$7$
$35$
$5$
$259$
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
C

Với mọi số nguyên dương $n$, tổng $S_n=7\cdot2^{2n-2}+3^{2n-1}$ chia hết cho

$2$
$3$
$5$
$10$
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
C

Với $\forall n\in\mathbb{N}^*$, biểu thức $13^n-1$ luôn chia hết cho

$13$
$12$
$36$
$168$
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
C

Với $\forall n\in\mathbb{N}^*$, để chứng minh $13^n-1$ chia hết cho $6$ bằng phương pháp quy nạp toán học, sau giả thiết quy nạp ta cần chứng minh điều gì?

$13^n-1$ chia hết cho $6$
$13^k-1$ chia hết cho $6$
$13^{k+1}-1$ chia hết cho $6$
$13^k+1$ chia hết cho $6$
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
C

Với $\forall n\in\mathbb{N}^*$, để chứng minh $13^n-1$ chia hết cho $6$ bằng phương pháp quy nạp toán học, giả thiết quy nạp là

$13^n-1$ chia hết cho $6$
$13^k-1$ chia hết cho $6$
$13^{k+1}-1$ chia hết cho $6$
$13^k+1$ chia hết cho $6$
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
C

Với mọi số nguyên dương $n$, tổng $S_n=n^3+3n^2+5n+3$ luôn chia hết cho

$3$
$4$
$5$
$7$
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
B

Với mỗi số nguyên dương $n$, kí hiệu $u_n=5\cdot2^{3n-2}+3^{3n-1}$. Một học sinh chứng minh $u_n$ luôn chia hết cho $19$ như sau:

  • Bước 1. Khi $n=1$, ta có $u_1=5\cdot2^1+3^2=19$ chia hết cho $19$.
  • Bước 2. Giả sử $u_k=5\cdot2^{3k-2}+3^{3k-1}$ chia hết cho $19$, với $k\geq1$.
    Khi đó $\begin{aligned}[t] u_{k+1}&=5\cdot2^{3k+1}+3^{3k+2}\\ &=2^3\cdot5\cdot2^{3k-2}+3^3\cdot3^{3k-1}\\ &=8\cdot5\cdot2^{3k-2}+8\cdot3^{3k-1}+19\cdot3^{3k-1}\\ &=8\big(5\cdot2^{3k-2}+3^{3k-1}\big)+19\cdot3^{3k-1}. \end{aligned}$
  • Bước 3. Vì $5\cdot2^{3k-2}+3^{3k-1}$ và $19\cdot3^{3k-1}$ chia hết cho $19$ nên $u_{k+1}$ chia hết cho $19$

Vậy $u_n$ chia hết cho $19$ với $\forall n\in\mathbb{N}$.

Lập luận trên đúng hay sai? Nếu sai thì sai từ bước nào?

Sai từ bước 1
Sai từ bước 2
Sai ở bước 3
Đúng
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự